👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Sách “Thọ Mai Gia Lễ” viết rằng việc cúng giỗ tuân thủ theo phép “Ngũ đại đồng đường” tức là cúng giỗ chỉ làm đến 5 đời, đến đời con cháu thứ 6 người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang “thần chủ” của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ cúng nữa, gọi là “ngũ đại mai thần chủ”.
Tất cả “thần chủ” sẽ rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia Tiên trong những dịp lễ.
Từ cổ dùng trong văn khấn cổ truyền
Thuỷ Tổ dòng họ:
↪ Cụ ông gọi là Hiển Thuỷ Tổ Khảo
↪ Cụ bà gọi là Hiển Thuỷ Tổ Tỷ,
Từ các đời sau Thuỷ Tổ đến trước Ngũ Đại (tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ):
↪ Nếu là đàn ông đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Khảo
↪ Nếu là đàn bà đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Tỷ
Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
↪ Nếu kị ông đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Khảo
↪ Nếu kị bà đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Tỷ
↪ Nếu kị bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Khảo, còn kị bà bác nội (chị dâu kị nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Tỷ.
Cũng như thế mà là kị chú nội (em kị nội) hoặc kị thím (em dâu kị nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp kị cô ruột (chị hay em gái kị nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Cao mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
Tứ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
↪ Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Khảo
↪ Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Tỷ
↪ Nếu cụ bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Khảo, còn cụ bà bác nội (chị dâu cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Tỷ,
Cũng như thế mà là cụ chú nội (em cụ nội) hoặc cụ thím (em dâu cụ nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cụ cô ruột (chị hay em gái cụ nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tằng mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
↪ Nếu ông nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Khảo
↪ Nếu bà nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Tỷ
↪ Nếu ông ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Khảo
↪ Nếu bà ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Tỷ
↪ Nếu ông bác nội (anh ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Khảo, còn bà bác nội (chị dâu ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Tỷ
Cũng như thế mà là ông chú nội (em ông nội) hoặc bà thím (em dâu ông nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp bà cô ruột (chị hay em gái ông nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tổ mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
Nhị Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
↪ Nếu cha đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo
↪ Nếu mẹ đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ
↪ Nếu cha vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Phụ
↪ Nếu mẹ vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Mẫu
↪ Nếu bác ruột (anh bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Khảo, còn bác dâu (chị dâu bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Tỷ,
Cũng như thế mà là chú ruột (em bố) hoặc thím (em dâu bố) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cô ruột (chị hoặc em gái bố) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay chữ Cô vào vị trí đó,
Các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
↪ Nếu cậu ruột (anh hoặc em trai mẹ) đã chết (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) thì phải khấn là Hiển Cữu Phụ, vợ của cậu thay chữ Phụ ra chữ Mẫu.
↪ Nếu là chị mẹ thì để nguyên chữ Hiển mà thay 2 chữ sau là Bá Mẫu, còn em gái mẹ thì đổi chữ Bá thành chữ Di, chồng bá hoặc chồng gì thì đổi chữ Mẫu thành chữ Phụ là xong, tất cả những người chết trẻ khi chưa thành niên thì đảo chữ Hiển sang chữ Mãnh.
Nhất Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
↪ Trường hợp anh cùng mẹ khác bố gọi là Thệ Huynh
↪ Trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh.
Tương tự nếu người quá cố là em trai thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, nếu là chị gái đổi thành chữ Tỷ và em gái thì sửa là chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
Nếu anh con bác ruột đã chết (trường hợp bên đó vô thừa tự) thì phải khấn là Tụng Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh, nếu là chị gái con bác ruột thì đổi chữ Huynh thành chữ Tỷ.
Tương tự nếu người quá cố là em trai con chú ruột thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, cũng như vậy mà là em gái thì sửa thành chữ Muội.
Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh con bác ruột mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩuvà em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
Nếu vợ chết trước thì chồng sẽ khấn là Hiền Thê, ngược lại vợ sẽ khấn chồng là Lương Phu
Nghịch Cảnh
Nếu con trai không may chết trước cha mẹ khi đã đến tuổi thành niên mà chưa có gia đình (trong trường hợp các em còn nhỏ) thì gọi là Yểu Tử, tương tự con gái là Yểu Nữ.
Ghi chú: Tất cả những trường hợp chết chưa đến tuổi thành niên (nữ dưới 13 tuổi, nam dưới 16 tuổi) không có cúng giỗ riêng mà đều khấn chung là Thương Vong Tòng Tự.
Các từ chính
Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo
Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ
Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo
Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ
Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo
Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
Phân thứ bậc các đời thì người xưa áp dụng hệ thống "cửu tộc", hay xưng hô theo Hán-Việt phân chia Thập hệ.
Cha gọi là Hiền khảo, mẹ là Hiền tỷ;
Ông bà nội là Tổ khảo, Tổ tỷ;
Cụ (cố) là Tằng Tổ khảo, Tằng Tổ tỷ;
Kỵ (can) là Cao Tổ khảo, Cao Tổ tỷ;
Các bậc trên nữa gọi chung là Tiên Tổ các đời cho đến Thủy Tổ. Một số họ từ bậc Cao Tổ khảo, cứ thêm một bậc lại thêm một chữ “cao”, chẳng hạn: Cao Cao Tổ khảo, Cao Cao Cao Tổ khảo... Cách đọc này cũng khá bất tiện nên ít được dùng.
Cách xưng hô thứ bậc trong Gia tộc theo từ Hán - Việt:
Từ ngữ, ngôn từ trong gia tộc là một hệ thống tương đối chặt chẽ. Trong các bản gia phả hầu hết là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ hàng ngày thì hầu hết là từ Thuần Việt.
Trong hệ thống gia phả, có cách phân chia Thập hệ (10 thế hệ) như sau :
[+5]. Tiên tổ (khảo)
[+4]. Cao tổ (khảo)
[+3]. Tằng tổ (khảo)
[+2]. Hiển tổ (khảo)
[+1]. Hiển (khảo)
[0]. Bản thân
[-1]. Tử
[-2]. Tôn
[-3]. Tằng tôn
[-4]. Huyền tôn.
Thập hệ này tính theo Nội tộc, tức là theo đằng Cha, Ông nội...
Chữ "Khảo" chỉ đi với người trực hệ và dành cho người đàn ông; chữ "Tỷ" dành cho người đàn bà.
Bậc Hiển bao gồm Cha, chú, bác (trai) đằng nội. Cha là Hiển khảo, chú là Hiển thúc, bác là Hiển bá.
Bậc Hiển tổ bao gồm các ông. Ông nội là Hiển tổ khảo. Các ông khác là Hiển tổ thúc, hiển tổ bá.
Bậc Cao tổ là bậc Cụ (Cố).
Bậc Tiên tổ là bậc Kị (Can).
Tuy vậy không nhất thiết Tiên tổ và Cao tổ có nghĩa là ở vào hàng [+5] và [+4].
Thường theo các Gia phả, thì bậc đầu tiên trong Gia tộc sẽ là Tiên tổ, tiếp theo là Cao tổ. Vì vậy nếu gia tộc có nhiều đời thì tiếp theo Cao tổ sẽ không phải là Tằng tổ, mà là các bậc Đệ tam tổ, đệ tứ....
Tiên tổ (khảo) sẽ là người đầu tiên mở ra Gia tộc, một dòng, hoặc một chi họ. Nhưng không nhất thiết phải là tổ của Họ.
Tổ của một họ là Thuỷ tổ, thường không biết được chính xác, ngoại trừ một số ít họ.
Bậc tổ khai nghiệp của Hoàng tộc sẽ là Thái tổ.
Phong tục cúng giỗ
Theo sách Thọ Mai Gia Lễ thì ông bà ta có tục lệ "Ngũ đại mai thần chủ", tức việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép "Ngũ đại đồng đường".
五 代 埋 神 主: Ngũ Đại Mai Thần Chủ
五 (ngũ = 5)
代 (đại = đời)
埋 (mai = mai táng, chôn cất)
神 (thần = thần linh, thần hồn)
主 (chủ = chủ nhân, chú
Cần chú ý là hai chữ "thần chủ" (神 主) ghép với nhau là một từ chỉ cái bài vị (tấm thẻ đề tên người chết) đặt trên bàn thờ để thờ.
"Ngũ đại mai thần chủ" = Năm đời thì đem chôn bài vị.
Xưa không có ảnh, nên ai chết thì làm bài vị, đặt trên bàn thờ để cúng giỗ.
Đây là câu quy định cách cúng giỗ tổ tiên, đến năm đời thì đem bài vị chôn đi, cúng giỗ chung với các bậc tổ tiên.
Trong 5 đời là tính cả đời người chịu trách nhiệm cúng giỗ (đời 1), nên thực tế thì chỉ cúng có 4 đời là: Cao, Tằng, Tổ, Phụ, tức 4 đời tính từ dưới lên là:
- Cha mẹ (đời 2),
- Ông bà (đời 3),
- Cụ (hay cố, đời 4)
- Kỵ (hay can, đời 5).
Các đời trên Cao tổ khảo (tức kỵ/can) gọi chung là Tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của Thuỷ tổ.
Người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang thần chủ của cụ đời thứ 6 đem đi chôn và sửa lại thần chủ của các đời bên dưới bằng cách nâng lên một bậc, cụ đời 6 được rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia tiên trong các dịp giỗ chạp, tết lễ.
Tài liệu tham khảo:
1. Mai Hoa, "Gia phả dòng tộc" Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 2009;
2. Võ Ngọc An, Võ văn Sổ, Phan Kim Dung, Nguyễn Hữu, Trần Kim Xuyến "Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh". Trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả thành phố Hồ Chí Minh;
3. Trương Đình Bạch Hồng,"Vài nét về phả học" Viện nghiên cứu lịch sử;
4. Nguyễn Đức Dụ, "Gia phả khảo luận và thực hành", Nhà xuất bản văn hóa 1992;
5. Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương loại chí, Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2009.
👉Đầu tư tài chính - Sàn giao dịch => Bấm vào đây
Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online
↪Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí
Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đâyI.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí
II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)
↪Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán
III. Sàn giao dịch Coin
↪Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới
↪Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới
↪Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tửViệt Nam
↪Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi
↪Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin
#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken;#1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo
0 Post a Comment Blogger 0 Facebook