👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Bệnh quai bị do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. Bệnh quai bị rất phổ biến, có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát bệnh nhiều nhất vào mùa xuân,đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học). Bệnh quai bị là một căn bệnh cấp tính, truyền nhiễm, nhiễm virus mang tính hệ thống, thường gây ra sự sưng đau tuyến nước bọt, thường là các tuyến mang tai. Các biến chứng có thể bao gồm viêm tinh hoàn, viêm não màng não và viêm tụy. Chẩn đoán thường là lâm sàng; tất cả các trường hợp được báo cáo ngay cho các cơ quan y tế cộng đồng. Điều trị là hỗ trợ. Tiêm chủng có hiệu quả phòng ngừa.

Bài viết được sưu tầm từ các site của các bệnh viện lớn trên toàn quốc.

Bệnh quai bị dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý tại tuyến nước bọt. Bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh còn  bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt.

Liên quan

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

1. Viêm tuyến nước bọt và quai bị khác nhau như thế nào?

Viêm tuyến nước bọt và quai bị là 2 bệnh đều có triệu chứng biểu hiện ở tuyến nước bọt, thường gặp nhất là ở tuyến nước bọt mang tai. Cả hai bệnh đều có biểu hiện viêm tuyến nước bọt mang tai gần giống nhau, tuy nhiên hậu quả của 2 bệnh gây ra rất khác nhau.

Đặc biệt bệnh quai bị có thể dẫn đến vô sinh còn bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phân biệt rõ bệnh viêm tuyến nước bọt và quai bị để có hướng xử trí và theo dõi đúng đắn.

Nếu tuyến nước bọt mang tai bị viêm do tác nhân là virus quai bị thì được coi là bệnh quai bị, tuy nhiên tỷ lệ viêm tuyến mang tai do virus quai bị chỉ chiếm 24% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh tại tuyến này. Viêm tuyến nước bọt và quai bị là hai bệnh cũng nằm ở tuyến mang tai nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và việc điều trị cũng khác nhau.

2. Bệnh quai bị

Bệnh quai bị do virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, qua các bụi nước của hơi thở, truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành. 

Bệnh quai bị rất phổ biến, có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát bệnh nhiều nhất vào mùa xuân, đặc biệt là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, có khi bùng lên thành dịch ở những nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học).

Bệnh quai bị là một căn bệnh cấp tính, truyền nhiễm, nhiễm virus mang tính hệ thống, thường gây ra sự sưng đau tuyến nước bọt, thường là các tuyến mang tai. Các biến chứng có thể bao gồm viêm tinh hoàn, viêm não màng não và viêm tụy. Chẩn đoán thường là lâm sàng; tất cả các trường hợp được báo cáo ngay cho các cơ quan y tế cộng đồng. Điều trị là hỗ trợ. Tiêm chủng có hiệu quả phòng ngừa.

2.1. Biểu hiện của bệnh quai bị

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 - 24 ngày (giai đoạn ủ bệnh đã có thể lây lan), người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 38 – 39 độ C, đau đầu, chán ăn, cảm giác khó nuốt, khó nói chuyện, đau nhức các khớp xương.

Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai và lan xuống dưới hàm. đẩy tai lên trên và ra ngoài, có khi sưng lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Da ở vùng sưng có màu sắc bình thường, không bị nóng đỏ và có tính đàn hồi. Bệnh quai bị thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên, sưng 2 bên so với sưng 1 bên có tỷ lệ là 6/1. Tuyến mang tai trong bệnh quai bị thường sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến mang tai có thể không sưng lên cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng.

Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, thường diễn biến lành tính.

2.2. Các triệu chứng và dấu hiệu của quai bị

Sau giai đoạn ủ bệnh từ 12 đến 24 ngày, hầu hết bệnh nhân đều bị nhức ađầu, chán ăn, khó chịu, và sốt từ nhẹ đến vừa. Các tuyến nước bọt có biểu hiện bệnh 12 đến 24 giờ sau đó, với sốt lên đến 39,5 đến 40°C. Sốt kéo dài 24 đến 72 giờ. Sưng các tuyến đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ 2 và kéo dài 5 đến 7 ngày. Các tuyến có liên quan rất mềm trong suốt thời kỳ sốt.

Viêm tuyến mang tai thường là hai bên nhưng có thể là một bên, đặc biệt là giai đoạn khởi phát. Đau khi nhai hoặc nuốt, đặc biệt là khi nuốt chất lỏng có tính axit như giấm hoặc nước cam quýt, là triệu chứng đầu tiên của nó. Sau đó nó gây ra sưng bên ngoài tuyến mang tai ở phía trước và dưới tai. Đôi khi, các tuyến dưới hàm và dưới lưỡi cũng sưng lên và, thường hiếm gặp là những tuyến duy nhất bị ảnh hưởng. Khi có ảnh hưởng tuyến dưới hàm sẽ gây sưng vùng cổ gần hàm, và phù trên xương ức, có thể do tắc nghẽn bạch huyết do tuyến nước bọt tăng kích thước. Khi các tuyến dưới lưỡi có liên quan, lưỡi có thể sưng lên. Các lỗ ống đô vào miệng của các tuyến bị tổn thương phù nề và viêm nhẹ. Da trên tuyến có thể trở nên căng và sáng bóng.

2.2. Bệnh quai có thể dẫn đến biến chứng gì?

Quai bị có thể liên quan đến các cơ quan khác ngoài tuyến nước bọt, đặc biệt là ở bệnh nhân sau dậy thì. Những biến chứng như vậy bao gồm

Viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng chứng

Viêm màng não hoặc viêm não

Viêm tụy

Viêm tinh hoàn: đây là biến chứng thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi và ở người lớn trên 40 tuổi. Viêm tinh hoàn thường xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai từ 1 - 2 tuần. Biểu hiện đau tinh hoàn lúc sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần so với bình thường. Thường chỉ sưng 1 bên nhưng cũng có thể sưng 2 bên, khoảng 2 tuần hết sưng. Sau 2 tháng mới có thể đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn gặp phải là 30 - 40%, nếu bị teo tinh hoàn cả 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.

Viêm buồng trứng: chiếm 7% trường hợp mắc bệnh quai bị ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi gây vô sinh). Nếu nhiễm bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng, sảy thai... vào 3 tháng cuối có thể gây tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non.

Khoảng 20% bệnh nhân nam sau dậy thì tiến triển viêm tinh hoàn (tinh hoàn bị viêm), thường là một bên, đau, mềm, phù, đỏ da, và tăng nhiệt độ bìu. Một số chứng teo tinh hoàn có thể xảy ra, nhưng sự sản sinh testosterone khả năng sinh sản thường được bảo tồn. Ở nữ giới, viêm buồng trứng (sự liên quan của tuyến sinh dục) thường ít được biết đến hơn, ít đau đớn hơn và không làm giảm khả năng sinh sản.

Viêm màng não, điển hình là đau đầu, nôn mửa, cổ cứng, và dịch não tuỷ tăng tế bào lympho, xảy ra ở 1 đến 10% bệnh nhân viêm tuyến mang tai. Viêm não, với lơ mơ, co giật, hoặc hôn mê, xảy ra trong khoảng 1/5000 đến 1/1000 trường hợp. Khoảng 50% trường hợp nhiễm quai bị của hệ thần kinh trung ương xảy ra mà không có bệnh viêm tuyến mang tai.

Viêm tụy, điển hình là buồn nôn nhiều, nôn và đau thượng vị đột ngột, có thể xảy ra vào cuối tuần đầu tiên. Các triệu chứng này biến mất trong khoảng 1 tuần, sau đó hồi phục hoàn toàn.

Viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, viêm cơ tim, viêm gan, viêm vú, viêm đa khớp, điếc, và kèm tuyến lệ rất hiếm khi xảy ra. Viêm tuyến giáp và tuyến ức có thể gây phù nề và sưng tấy trên xương ức, nhưng sưng tuyến ức thường do liên quan tuyến dưới hàm với sự tắc nghiẽn thoát bạch huyết.

Chẩn đoán quai bị

Đánh giá lâm sàng

Phát hiện virus bằng PCR sao chép ngược (RT-PCR)

Xét nghiệm huyết thanh học

Theo dõi quai bị ở những bệnh nhân có bằng chứng của viêm tuyến nước bọt và các triệu chứng toàn thân điển hình, đặc biệt nếu có viêm tuyến mang tai hoặc có dịch quai bị đã được xác định. Xét nghiệm cận lâm sàng không cần thiết để chẩn đoán nhưng được khuyên dùng cho mục đích y tế cộng đồng. Các điều kiện khác có thể gây ra các vấn đề tuyến tương tự ( xem Bảng: Các nguyên nhân gây sưng to tuyến mang tai và tuyến nước bọt khác). Quai bị cũng được nghi ngờ ở những bệnh nhân viêm màng não vô khuẩn hoặc viêm não không rõ nguyên nhân trong đợt dịch quai bị bùng phát. Chọc dịch não tuỷ là cần thiết cho bệnh nhân có dấu hiệu màng não.

Chẩn đoán cận lâm sàng quai bị là cần thiết nếu bệnh là

Một bên

Tái diễn

Xảy ra ở những bệnh nhân đã được chủng ngừa trước đó

Gây nhiễm chủ yếu ở các mô khác ngoài các tuyến nước bọt

Test quai bị cũng được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân viêm tuyến mang tai kéo dài ≥ 2 ngày không xác định được căn nguyên. RT-PCR là phương pháp chẩn đoán ưa thích; Tuy nhiên, xét nghiệm huyết thanh giai đoạn cấp và hồi phục bằng cố định bổ thể hoặc xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA) và cấy virus của dịch họng, CSF, và đôi khi nước tiểu có thể được thực hiện. Trong các quần thể đã được chủng ngừa trước đây, xét nghiệm IgM có thể âm tính giả; Do đó, các thử nghiệm RT-PCR mẫu nước bọt hoặc dịch rửa họng phải được làm sớm nhất có thể.

Các xét nghiệm khác nói chung không cần thiết. Trong viêm màng não vô khuẩn không phân loại, nồng độ amylase huyết thanh tăng có thể là một bằng chứng hữu ích trong chẩn đoán bệnh quai bị mặc dù không có viêm tuyến mang tai. Số lượng bạch cầu thay đổi không đặc hiệu; nó có thể là bình thường nhưng thường cho thấy giảm số lượng bạch cầu và giảm bạch cầu hạt nhẹ. Trong viêm màng não, glucose CSF thường là bình thường nhưng đôi khi khoảng giữa 20 và 40 mg/dL (1,1 và 2,2 mmol/L), như trong viêm màng não vi khuẩn. Protein CSF chỉ tăng nhẹ.

Các nguyên nhân gây sưng to tuyến mang tai và tuyến nước bọt khác

Viêm tuyến nước bọt mang tai hoá mủ do vi khuẩn

Viêm tuyến mang tai HIV

Viêm tuyến mang tai do virut khác

Rối loạn chuyển hóa (ví dụ như ure huyết, đái tháo đường)

Hội chứng Mikulicz (một chứng mạn tính, thường không đau tuyến mang tại và tuyến nước mắt sưng tấy không rõ nguyên nhân xảy ra với lao, sarcoidosis, lupus ban đỏ hệ thống, bạch cầu cấp và lymphosarcoma)

u tuyến nước bọt ác tính và lành tính

Sưng to tuyến mang tai do thuốc (ví dụ, do iodides, phenylbutazone, hoặc propylthiouracil)

2.3. Điều trị quai bị

Không có liệu pháp kháng vi-rút đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Xử trí bằng cách chăm sóc hỗ trợ và có thể bao gồm sử dụng thuốc giảm đau / hạ sốt như acetaminophen. Khó chịu ở tai có thể được kiểm soát bằng cách chườm ấm hoặc chườm lạnh. Viêm tinh hoàn có thể được kiểm soát bằng các chất chống viêm không steroid, hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn và chườm lạnh.

Nên cách ly bệnh nhân tối thiểu 2 tuần khi mắc bệnh quai bị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại, đặc biệt là đối với các bệnh nhân là thanh niên hay bệnh đang trong thời gian sốt và sưng tuyến nước bọt (4 - 6 ngày đầu). Trường hợp bệnh nhân bị viêm tinh hoàn cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau. Nếu mắc quai bị ở tuổi vị thành niên cần lưu ý điều trị sớm. Không có liệu pháp kháng vi-rút cụ thể để điều trị bệnh quai bị.

Chăm sóc hỗ trợ

Điều trị quai bị và các biến chứng của nó là hỗ trợ. Bệnh nhân bị cách ly cho đến khi sưng tuyến tụy giảm bớt. Chế độ ăn mềm làm giảm đau do nhai. Các chất tính acid (ví dụ nước trái cây cam quýt) gây khó chịu nên tránh.

Nôn mửa lặp lại nhiều do viêm tụy có thể cần bù nước đường tĩnh mạch. Đối với viêm buồng tinh hoàn, nghỉ ngơi tại giường và hỗ trợ phần bìu nâng đỡ bằng khăn coton gắn bằng cầu băng dính ở giữa hai đùi để giảm áp lực hoặc sử dụng gói đá giảm đau. Corticosteroid đã không có bằng chứng giảm đau nhau viêm tinh hoàn.

3. Viêm tuyến nước bọt mang tai bệnh học

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie... gây nên. Đôi khi cũng gặp viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi, làm tắc ống dẫn tuyến và gây viêm. Bệnh thường chỉ gây ra các tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, đa số tự khỏi hoặc có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

3.1. Viêm tuyến nước bọt biểu hiện như thế nào?

Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da ở vùng tuyến bị sưng có biểu hiện tấy đỏ, đau, nói và nuốt đều rất đau, có hạch viêm phản ứng ở vị trí góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt từ 38 – 39 độ C, ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi thường bị một bên, hay tái phát. Bệnh nhân khi nhìn thấy đồ chua hoặc trước mỗi bữa ăn ngon sẽ đau tức vùng tuyến mang tai, đồng thời nước bọt tăng tiết trong miệng.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn hay virus khác cũng hay biểu hiện ở một bên. Bệnh xuất hiện sau: viêm amidan, viêm lợi, giảm hay mất bài tiết nước bọt sau thủ thuật, sau đợt điều trị an thần kinh hoặc tăng năng giáp, giảm khả năng miễn dịch, dùng thuốc giảm miễn dịch, viêm tụy hoại tử, chảy máu... Nhiều trường hợp xuất hiện sau phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc sau phẫu thuật ghép tạng, viêm tuyến mang tai có thể xảy ra sau bệnh mèo cào. Viêm tuyến nước bọt mang tai có sưng đau nhưng ấn vẫn mềm, vùng da bao quanh tuyến nhẵn.

Viêm tuyến nước bọt cấp tính ở trẻ: nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết, trẻ sơ sinh sẽ mắc viêm tuyến nước bọt mang tai cấp 1 bên hoặc 2 bên.

3.2. Viêm tuyến nước bọt có biến chứng không?

Đối với bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường không gây ra tổn thương ngoài tuyến nước bọt. Bệnh có tính chất đơn lẻ, thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng. Bệnh không lây lan thành dịch, có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và không cùng lúc nhiều người mắc.

Phòng ngừa quai bị

Tiêm chủng với vắcxin phòng bệnh quai bị sống ( xem Bảng: Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ từ 0-6 tuổi và xem Bảng: Lịch tiêm chủng được đề xuất cho độ tuổi từ 7 đến 18) cũn cung cấp sự phòng ngừa hiệu quả và không gây ra phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân. Trẻ em được khuyến cáo sử dụng hai liều, là loại kết hợp vaccin sởi, quai bị, rubella:

Liều thứ nhất ở tuổi từ 12 đến 15 tháng

Liều thứ hai ở tuổi 4 đến 6 tuổi

Người trưởng thành sinh ra trong hoặc sau năm 1957 nên có 1 liều, trừ khi họ đã bị quai bị chẩn đoán bởi một bác sĩ chăm sóc sức khoẻ. Phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch suy giảm không nên tiêm vacxin sống giảm độc lực.

Tiêm phòng sau khi phơi nhiễm không có tác dụng phòng chống mắc quai bị khỏi sự phơi nhiễm đó. Globulin miễn dịch quai bị không còn nữa, và globulin miễn dịch huyết thanh không hữu ích. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật khuyên nên cách ly bệnh nhân với các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và tránh lây nhiễm qua giọt hô hấp trong 5 ngày sau khi bắt đầu viêm tuyến mang tai. Những người tiếp xúc dễ bị tổn thương nên được tiêm phòng, và liều thứ ba được khuyến cáo cho những người đã được chủng ngừa trước đây có nguy cơ mắc quai bị trong đợt bùng phát dịch, như được xác định bởi các quan chức y tế công cộng. Các dữ liệu đáng tin cậy đang thiếu, nhưng liều thứ 3 và các biện pháp bổ sung có thể giúp kiểm soát sự bùng phát (1). Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe không có triệu chứng không có miễn dịch nên được miễn làm việc từ 12 ngày sau lần phơi nhiễm đầu tiên đến 25 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng.

Tài liệu tham khảo về phòng ngừa

1. Marin M, Marlow M, Moore KL, Patel M: Khuyến nghị của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng về việc sử dụng liều thứ ba của vắc xin chứa vi rút quai bị ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị trong đợt bùng phát. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 67:33–38, 2018. doi: 10.15585/mmwr.mm6701a7

Những điểm chính 

Quai bị gây ra sự tăng kích thước kèm sưng đau của tuyến nước bọt, thông thường là tuyến mang tai.

Các trường hợp có thể xảy ra ở người đã được tiêm chủng vì thất bại tạo miễn dịch sau mũi tiêm chủng ban đầu hoặc ban đầu hoặc suy giảm miễn dịch.

Khoảng 20% nam giới sau dậy thì bị mắc bệnh tiến triển thành viêm tinh hoàn, thường một bên; một số bệnh lý tinh hoàn có thể xảy ra, nhưng sản xuất testosterone và khả năng sinh sản thường được bảo toàn.

Các biến chứng khác bao gồm viêm não màng não và viêm tuỵ.

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện chủ yếu cho các mục đích y tế cộng đồng và khi biểu hiện bệnh không điển hình như không viêm tuyến mang tai, viêm tuyến mang tai một bên hoặc tái diễn, viêm tuyến mang tai ở những bệnh nhân đã được chủng ngừa trước đây, hoặc ảnh hưởng tới các mô khác ngoài tuyến nước bọt.

Tiêm phòng vắc xin thường quy là bắt buộc trừ khi có chống chỉ định (ví dụ như do thai nghén hoặc ức chế miễn dịch nặng).

Sau đây là một nguồn bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Mumps Cases

Before mumps vaccine was available in the United States, most children got mumps by the time they reached adolescence. Reported cases decreased by more than 99% after both the mumps vaccination program started in the U.S. in 1967 and children regularly received two doses of MMR vaccine. Cases decreased from 152,209 in 1968 to 231 in 2003. However, mumps cases and outbreaks reported in the United States have increased since 2006. Most of these cases were in young adults and people who were vaccinated.

Large outbreaks have happened in settings where people have intense or frequent close contact, like college campuses, close-knit communities, and large gatherings.

Outbreaks

Mumps outbreaks can occur in U.S. communities of people who previously had 1 or 2 doses of MMR vaccine. Large outbreaks are more likely to occur in close-contact settings. High vaccination coverage helps limit the size, duration, and spread of mumps outbreaks.

In 2020, mumps cases decreased compared with the previous six years, possibly due to social distancing and other COVID-19 prevention measures. However, mumps continued to circulate across the U.S. despite these measures. From April 1, 2020 to December 31, 2020, 32 health departments reported 142 mumps cases.

From 2015 to 2019, the U.S. saw a range of different mumps outbreak settings and sizes. Cases started to increase in late 2015.

From January 2016 to June 2017, health departments reported 150 outbreaks (9,200 cases). Outbreaks occurred in households, schools, universities, athletics teams and facilities, church groups, workplaces, and as a result of large parties and events.

The largest outbreak occurred in a close-knit community in northwest Arkansas that resulted in nearly 3,000 cases.

Two large outbreaks in Iowa and Illinois each involved several hundred university students.

About half of the outbreaks involved more than 10 cases.

From September 1, 2018 to August 22, 2019, 19 state health departments reported 898 mumps cases in adult migrants detained in 57 detention facilities.

From 2009 to 2010, two large outbreaks occurred.

One outbreak involved over 3,000 people and mostly affected students who were part of a close-knit religious community in New York City and attended schools where they participated in close-contact activities. The outbreak started when an infected student returned from the United Kingdom where a large mumps outbreak was occurring.

The second outbreak involved about 500 people, mostly school-aged children, in the U.S. Territory of Guam.

In 2006, the United States experienced a multi-state mumps outbreak involving more than 6,500 reported cases. This resurgence mostly affected Midwest college-aged students on many different Midwestern college campuses.

For more information about mumps outbreaks see Mumps Outbreak Articles.

Có thế bạn quan tâm các kênh kiếm tiền


👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - bấm vào đây
👉Đầu tư tài chính - Sàn giao dịch => Bấm vào đây

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí

II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tửViệt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken;#1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 Post a Comment Blogger 0 Facebook

 

 
Mine Coin, Airdrops token, Clam token, Airdrops coin, Claim coin ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top
//