Làm mứt từ "nhân sâm người nghèo" bán "mỏi tay" ngày giáp Tết - Cây Đinh lăng (Dân trí) - Mứt đinh lăng được làm rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Khó khăn nhất là khâu tìm nguyên liệu vì củ loại cây này không nhiều. Vì thế, mứt làm ra đến đâu bán hết đến đó.Anh Đinh Văn Thuận ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nhiều năm nay gắn với nghề trồng cây đinh lăng với diện tích nhất nhì của tỉnh. Theo anh Thuận, các sản phẩm từ cây đinh lăng như: Thân, lá, củ, rễ đều rất tốt cho sức khỏe con người. Từ xưa, lá đinh lăng đã được hái về làm thuốc hoặc làm nhiều món ăn ngon"Với diện tích hơn 2 ha trồng chuyên canh cây đinh lăng, năm nào tôi cũng xuất bán gần tấn củ, rễ, lá cây đinh lăng cho các công ty dược liệu. Chưa kể, cành và thân cây tôi cũng chọn và bán giống cho người dân trong vùng để nhân diện tích cây đinh lăng", anh Thuận nói.Anh Thuận cho biết thêm, cây đinh lăng là cây dược liệu dễ trồng, giá thành vừa phải, hợp túi tiền của người bình dân. Vì thế từ lâu ông cha ta đã ví củ đinh lăng như nhân sâm của người nghèo.Lá đinh lăng ăn sống, làm gia vị ăn kèm với gỏi cá, hay món nem tạo mùi vị hấp dẫnChàng nông dân 8X tiết lộ, cây đinh lăng được trồng ở vùng Hải Hậu (Nam Định) có dược tính cao nhất Việt Nam, điều này đã được kiểm chứng. Chính vì vậy, các sản phẩm từ cây đinh lăng ở vùng quê này trở nên nổi tiếng và rất khan hiếm. Người dân trồng ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.Giờ đây, lá đinh lăng phơi khô được bán với giá 90.000-100.000 đồng/kg có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đinh lăng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lá và thân trong khoảng thời gian 2-3 năm.Những năm gần đây, anh Thuận đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm "độc - lạ" từ cây sâm của người nghèo. Đó chính là mứt đinh lăng để bán vào dịp Tết. Anh Thuận tự hào: "Các sản phẩm từ đinh lăng thì mọi người ai cũng đều rõ, nhưng để làm mứt từ củ định lăng thì tôi là người làm đầu tiên ở vùng đất này".Rễ đinh lăng phơi khô có người rao bán tới 400.000 đồng/kg. Gần đây, trên thị trường xuất hiện một thứ đặc sản lạ từ cây đinh lăng, đó là mứt đinh lăngAnh Thuận chia sẻ, không giống như các loại mứt thông thường, mứt đinh lăng không quá ngọt, màu vàng sẫm và dai hơn các loại mứt khác. Khi ăn mứt đinh lăng có vị ngọt mát, thơm như mùi sâm. Đây chính là một trong những đặc trưng của mứt đinh lăng mà không loại mứt nào có được.Tiết lộ về bí quyết làm ra những sợi mứt thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe, phục vụ người dân dịp Tết, anh Thuận nói: "Làm mứt đinh lăng rất kì công, tốn nhiều thời gian. Khó khăn nhất ở khâu tìm nguyên liệu vì không có nhiều. Vì thế, nhiều người muốn làm cũng khó vì không có sẵn nguyên liệu".Anh nông dân Đinh Văn Thuận cho biết thêm, muốn làm được mứt đinh lăng, trước hết phải chọn những cây đinh lăng trên 5 năm tuổi, vì chỉ có những cây này mới có loại củ to, rễ to, nhiều thịt và chỉ chọn những củ chính có đường kính từ 2 cm mới đảm bảo các hoạt chất trong mứt là tốt nhất."Củ đinh lăng sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch để ráo nước sau đó bào lấy phần thịt của củ. Phần thịt này sau đó đem ướp đường khoảng 8 - 10 tiếng rồi đem sấy khô. Sấy khoảng 3 tiếng sẽ có sản phẩm mứt đinh lăng dùng được. Với giá thành đang bán hiện nay một kg mứt có giá 450 nghìn đồng. Mỗi vụ Tết, tôi xuất ra tạ rưỡi thu về khoảng 70 triệu đồng vụ Tết", anh Thuận nói.Tất cả các công đoạn làm mứt đều bằng phương pháp thủ công, không có chất bảo quản, không chất tạo màu, không phụ gia và hương liệu. Vì thế, mứt được làm từ củ đinh lăng có chứa các hoạt chất có lợi cho cở thể con người.Đối với anh Đinh Văn Thuận không chỉ là làm ra thứ mứt độc đáo, mà là một loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe ngày Tết từ cây đinh lăng. Ngoài ra, còn góp phần nâng cao thêm giá trị kinh tế của cây đinh lăng - thứ sâm người nghèo vốn trồng nhiều ở quê hương huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Làm mứt từ "nhân sâm người nghèo" bán "mỏi tay" ngày giáp Tết - Cây Đinh lăng (Dân trí) - Mứt đinh lăng được làm rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Khó khăn nhất là khâu tìm nguyên liệu vì củ loại cây này không nhiều... Read more » June 23, 2022