👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Lợi là phần vùng ngoài bao bọc quanh răng, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cũng như các loại virus, vi khuẩn có trong miệng nên rất dễ dẫn đến viêm nhiễm. Sự mất cân bằng giữa hệ thống đề kháng của lợi và sự tấn công của vi khuẩn, virus sẽ gây ra bệnh viêm lợi. 

Viêm lợi được biết tới là dạng bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không gây ra nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Liên quan

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi (Tiếng anh có tên Gingivitis) là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Vi khuẩn chính là tác nhân khiến cho lợi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội tấn công, xâm nhập gây ra viêm nhiễm. 

Các mảng bám trên răng chính là mầm mống khiến vi khuẩn cơ cơ hội phát triển. Mảng bám trong vòng 24 giờ tích tụ trên răng sẽ bị cứng và tạo thành cao răng. 

Mặc dù viêm lợi không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh trở nên mất tự tin, khó chịu trong giao tiếp. Khi bị bệnh viêm lợi trùm, bạn sẽ thấy phần nướu bị sưng và đỏ. Nhiều người thường nghĩ nó sẽ tự khỏi nên không chữa trị kịp thời. Tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng lợi chảy máu, hoặc thậm chí rụng răng sẽ rất khó để điều trị triệt để.

Yếu tố nguy cơ là do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. 

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những yếu tố có thể làm tăng khả năng viêm lợi bao gồm có di truyền, người mẫn cảm với bệnh thường có cơ địa di truyền. Điều này có nghĩa là, nếu trong gia đình có bố mẹ bị viêm lợi thì các con của họ cũng sẽ dễ bị viêm lợi. 

Nhìn chung, nguyên nhân gây viêm lợi gồm có 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất là do yếu tố làm tăng cực tấn công của vi khuẩn và làm giảm sức đề kháng của lợi như phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén và dậy thì, những người bị thiếu hụt vitamin  A, B, C, D, canxi, fluor; những người bị bệnh tiểu đường, ung thư bạch cầu, AIDS hoặc đối với người bệnh phải sử dụng thuốc… 

Nhóm nguyên nhân thứ 2 là do liên quan đến các mảng bám trong răng bao gồm có cao răng do dự vôi hóa của các mảng bám răng. Bề mặt cao răng thường sẽ không trơn nhẵn như bề mặt răng nên vi khuẩn trong nước bọt sẽ bám dễ hơn. Hoặc do răng có cấu trúc phức tạp như các lồi men vùng cổ răng hay rãnh lõm vùng cổ răng, hay răng lệch lạc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ, khó làm sạch.

Bên cạnh đó, những miếng trám răng hay răng giả sát hoặc dưới lợi nếu không được làm nhẵn hoặc phồng ra so với răng ban đầu có thể sẽ khiến thức ăn bị nhồi nhét. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tạo nên các mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng. Thời gian miếng trám hay phục hình răng càng dài thì sẽ càng khiến cho những tổn thương vùng quanh răng ngày càng nặng hơn. 

Có thể khái quát đơn giản, nguyên nhân bị viêm lợi sẽ bao gồm những yếu tố sau đây:

Mảng bám tích tụ lâu ngày: Những mảng bám này tích tụ trên răng lâu ngày, nhất là thức ăn từ đường hoặc tinh bột sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là điều kiện để vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng.

Cao răng: Mảng bám không được loại bỏ, lâu ngày sẽ hình thành nên cao răng. Khi đó việc loại bỏ sẽ trở nên khó khăn hơn, chúng sẽ khiến cho đường viền nướu bị kích ứng, tạo ra lá chắn bảo vệ vi khuẩn.

Nướu bị viêm: Sưng lợi nguyên nhân do viêm nướu thường khá phổ biến. Nướu bị tổn thương sẽ bị sưng, dễ chảy máu. Nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ gây ra viêm lợi, thậm chí là diễn biến phức tạp sang viêm nha chu.

Triệu chứng-Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm lợi

Viêm lợi hay các bệnh lý quanh răng miệng nói chung thì đều là những bệnh tiến triển thầm lặng. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bệnh viêm lợi đều không gây đau và phải để ý kỹ mới biết mình bị viêm lợi. Và khi bạn cảm thấy được những khó chịu thì có nghĩa là bệnh viêm lợi đã tiến triển được nhiều năm. Tuy nhiên, khi lợi bắt đầu mưng mủ, áp-xe sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Do đó, để tránh để bệnh tiến triển nặng bạn nên đi khám bác sĩ sớm khi thấy có một số dấu hiệu như lợi mềm, sưng hoặc chảy máu, dễ nhận biết nhất là chảy máu khi đánh răng. 

Bệnh viêm lợi khi tiến triển nặng sẽ dẫn đến viêm quanh răng khiến lợi bị tụt nhiều, xương ổ răng cũng bị tiêu đi khiến răng lung lay, đau âm ỉ, thậm chí còn có thể gây đau dữ dội, sưng nề nhiều, khi dùng tay ấn vào dưới lợi của nhóm răng sẽ thấy có mủ vàng xanh chảy ra. Hoặc thấy lợi đổi màu từ hồng sang đỏ sẫm. Khi thấy lợi của bạn bị sưng, dễ chảy máu và có màu đỏ sẫm thì tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm lợi, lợi thường sẽ sưng nề nhiều hơn và không đau nhiều. Nếu đi khám sớm, bạn càng có cơ hội giúp lợi được hồi phục khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu. 

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Thông thường, viêm lợi răng sẽ trải qua 2 giai đoạn cơ bản sau đây:

Viêm cục bộ

Người bệnh ở giai đoạn này thường không gặp phải bất cứ đau đớn gì. Lúc này lợi sẽ bị phồng to, sưng đỏ hoặc chảy máu nếu gặp phải tác động, đặc biệt khu đánh răng. Với giai đoạn này chân răng và những tổ chức quanh răng sẽ chưa bị ảnh hưởng. Khả năng chữa trị dứt điểm cũng sẽ cao hơn.

Viêm cận răng

Khi viêm lợi sưng chân răng không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến cho xương hàm và lớp lợi ở phía trong cùng bị đẩy lùi ra phía sau. Từ đó tạo thành lỗ hổng ở khu vực quanh răng. Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn và dễ gây nhiễm khuẩn.

Khi tích tụ của ở dưới vòm lợi có nhiều bựa răng sẽ khiến cho cơ thể phải tốn công sức chiến đấu. Những chất enzyme trong cơ thể, độc tố tích tụ sẽ khiến cho mô liên kết, hàm bị phá hủy. Lợi lúc này sẽ sưng đỏ, viêm nhiễm, đau nhức, chảy máu, hơi thở có mùi hôi, sưng má…

Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi

Thông thường, bệnh viêm lợi sẽ nhanh chóng được hồi phục sau khi lấy cao răng và loại bỏ các mảng bám răng. 

Việc lấy cao răng và mảng bám sẽ giúp loại bỏ bớt tác nhân kích thích lợi, tạo điều kiện để lợi được hồi phục các tổn thương nhanh chóng. 

Bệnh viêm lợi khi tiến triển nặng sẽ dẫn đến bệnh nha chu và buộc phải điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thủ thuật làm sạch các túi lợi. Nếu bệnh viêm nha chu ở giai đoạn muộn thì cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh. 

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng bệnh đó là vệ sinh răng miệng thật tốt bằng việc tập thói quen thường xuyên chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

Nên chọn những loại bàn chải đánh răng có lông mềm, đầu tròn để hạn chế tổn thương lợi khi chải, kích thước to vừa phải để làm sạch được cả hàm răng của bạn. 

Kem đánh răng nên ưu tiên chọn loại có chứa fluor và có độ xút nhẹ. Khi chải răng, nên chải theo thứ tự mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng. Đồng thời, không nên dùng tăm xỉa răng mà nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng. 

Sử dụng nước súc miệng để giúp giữ cho môi trường miệng luôn được thơm tho.

Bên cạnh đó, nên đi khám răng định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có cách điều trị kịp thời. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, có chế độ ăn khoa học và cân bằng. 

Cách điều trị bệnh viêm lợi viêm lợi

Để điều trị bệnh viêm lợi, bạn có thể áp dụng một số các cách đơn giản sau đây:

Mẹo điều trị lợi sưng viêm tại nhà

Tại nhà, hãy tận dụng những nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền như sau:

Nước muối

Đây là nguyên liệu vô cùng rẻ tiền. Nó có tác dụng trong việc giảm đau, làm dịu chỗ viêm, loại bỏ thức ăn thừa, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.Sử dụng 1 muỗng muối pha với 1 cốc nước ấm, khuấy đều hỗn hợp rồi súc miệng trong thời gian 30 giây. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng dầu dừa

Cách giảm hiện tượng viêm lợi với dầu dừa được đánh giá vô cùng an toàn. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa hàm lượng axit lauric giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Ngoài ra, theo nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc súc miệng với dầu dừa giúp mảng bám được loại bỏ đáng kể, ngăn chặn dấu hiệu viêm lợi.Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút. Tuyệt đối không để dầu dừa chạm vào khu vực cổ họng, sau khi nhổ bỏ cần súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày cần thực hiện 1 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả giúp điều trị viêm lợi nhiệt miệng rất tốt. Ngoài ra, nó còn loại bỏ mảng bám nhờ có chứa hàm lượng chlorhexidine. Mỗi ngày bạn sử dụng 3 giọt tinh dầu dừa pha với khoảng 250ml nước. Sử dụng nước này súc miệng trong vòng 30 giây. Nhổ  ra rồi súc lại miệng với nước ấm.

Sử dụng lô hội

Trong thành phần của lô hội cũng có chứa hàm lượng chlorhexidine dồi dào giúp giảm sự khó chịu, đau nhức và loại bỏ mảng bám. Với cách này, bạn sử dụng nước lô hội nguyên chất ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc lại miệng với nước ấm, mỗi ngày nên thực hiện vài lần.

Bài thuốc đông y giúp điều trị lợi viêm

Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị viêm lợi hở chân răng cũng được đánh giá cao về hiệu quả:

Bài thuốc uống

Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g cam thảo, 5g chỉ xác, 5g nhót tây, quan tùng, sinh địa, ô cửu, hoàng cầm, huỳnh thảo, nhân trần, thục địa mỗi loại 6g. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch rồi sau đó sắc lấy nước để uống trong ngày.

Bài thuốc số 2: Sử quân tử và cúc hoa mỗi loại 40g, 80g giải lễ, 12g cốc tinh thảo, 20g dây ruột gà, 8g thạch can. Đối với sử quân tử bạn cần phải ngâm cùng với nước nóng, sau đó bóc phần màng bên ngoài và 2 đầu nhọn, bỏ cuống đối với cốc tinh thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Chia ra thành những túi nhỏ với trọng lượng 4g. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sử dụng ½ gói/ lần, trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sử dụng từ 1 đến 1,5 gói, trẻ em từ 5 đến 10 tuổi sử dụng 2 gói/ lần.

Bài thuốc bôi

Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g bàng sa, 4g đồng thanh, 10g sơn tiêu đem tán nhỏ thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó bôi thuốc chữa viêm lợi tại khu vực chân răng.

Bài thuốc số 2: Sử dụng 2g yêu hoàng, 2g bột chàm, 2g băng phiến, 4g lô hội, 4g bàng sa, 4g phèn chua, đem tán nhỏ tất cả nguyên liệu thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi bôi lên vị trí lợi bị sưng đau, viêm nhiễm.

Điều trị viêm lợi bằng phương pháp tây y

Đối với tây y, việc điều trị bệnh sẽ cần áp dụng một số phương pháp sau:

Lấy cao răng: Đây là phương pháp đầu tiên mà nha sĩ chỉ định, việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh. Nguyên nhân chính của viêm lợi quanh chân răng chính là do mảng bám tích tụ lâu ngày hình thành cao răng.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Với trường hợp viêm lợi mức độ nhẹ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có tác dụng trong việc diệt khuẩn, giảm bớt sưng đỏ hiệu quả. Một số loại thuốc trị viêm lợi được chỉ định gồm có Azithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Tetracycline… Tùy vào từng triệu chứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

Thuốc giảm đau: Với tình trạng đã tiến triển nặng, việc dùng thuốc giảm đau là không thể thiếu. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau, ngủ ngon và ăn ngon hơn trong những bữa ăn.

Thuốc kháng viêm: Đóng vai trò là một enzyme vô cùng đặc biệt. Thuốc kháng viêm sẽ giúp tốc độ phản ứng hóa học được đẩy nhanh hơn. Do đó, việc giảm triệu chứng phù nề, sưng đỏ dưới lợi cũng diễn ra tốt hơn.

Sử dụng nước súc miệng: Trong thành phần của nước súc miệng thường có chứa thành phần hóa học, có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mảng bám, thức ăn thừa. Điều này giúp cho triệu chứng viêm lợi được giảm đi đáng kể, hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.

Lợi sưng viêm và các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ phát triển và lan rộng tới các xương bên dưới và nhiều mô khác. Tình trạng diễn biến nghiêm trọng sẽ gây ra hiện tượng viêm nha chu, thậm chí là mất răng.

Các chuyên gia cũng đã nhận định, với tình trạng viêm lợi ở thể mãn tính thường có liên quan nhiều tới nhiều bệnh lý như đột quỵ, động mạch vành, tiểu đường, hô hấp, viêm khớp dạng thấp. Vi khuẩn do viêm lợi gây ra có thể tác động vào trong máu thông qua những mô nướu từ đó khiến cho phổi, tim và một số bộ phận khác bị ảnh hưởng.Với trường hợp bị hoại tử thường đã ở giai đoạn rất nặng, bệnh gây ra nhiễm trùng, đau nhức, lở loét, chảy máu lợi. Lúc này người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Khám và điều trị viêm lợi ở đâu tốt?

Khi thấy xuất hiện triệu chứng lợi sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng bạn có thể tới một số địa chỉ sau đây để thăm khăm:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Tiền thân của bệnh viện đó là ban nha khoa bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội. Đây là nơi chuyên thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt. Hiện tại bệnh viện đang ứng dụng những kỹ thuật mới trong việc điều trị bệnh rất thành công với đội ngũ bác sĩ giỏi quy tụ.

Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108

Đây là khoa chuyên thực hiện chẩn đoán, làm răng giả, điều trị các bệnh lý về răng miệng cho phần lớn bộ đội, bảo hiểm y tế và người dân. Các kỹ thuật thực hiện khá tiên tiến nổi bật gồm có nắn chỉnh nha cố định, điều trị nội nha bằng trâm xoay, cấy ghép implant…

Khoa răng miệng bệnh viện Quân Y 103

Lượt thăm khám và điều trị về răng miệng tại bệnh viện có số lượng vô cùng đông. Hiện tại khoa răng hàm mặt cũng đã triển khai và tiếp cận khá nhiều kỹ thuật điều trị mới giúp nắn chỉnh răng cố định, phục hồi thẩm mỹ, điều trị tủy, cấy ghép implant được đánh giá cao.

Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi cũng như cách phòng ngừa bệnh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé! 

(Nguồn: Tổng Hợp từ các trang tin của nhà thuốc và các bệnh viện lớn trên toàn quốc)

Có thế bạn quan tâm các kênh kiếm tiền


👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - bấm vào đây
👉Đầu tư tài chính - Sàn giao dịch => Bấm vào đây

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí

II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tửViệt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken;#1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 Post a Comment Blogger 0 Facebook

 

 
Mine Coin, Airdrops token, Clam token, Airdrops coin, Claim coin ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top
//