Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây bưởi đúng cách cho quả quanh năm - Mua giống bưởi ở đâu? Bưởi là cây ăn quả vừa là cây bóng mát. Hoa bưởi thơm, quả bưởi nhiều vitamin và dưỡng chất. Không chỉ vậy, lá Bưởi, vỏ bưởi, cùi Bưởi còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh.Không gian xanh, vườn nhà bạn nếu có một hoặc một vài cây bưởi thì thật là lý tường.Dưới đây hướng dẫn bạn cách trồng bưởiKỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đúng cách cho quả quanh nămBưởi da xanh là một trong những giống bưởi ngon và nổi tiếng ở Việt Nam. Nhưng mọi người cần biết kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh đúng cách nhất để thu được năng suất hiệu quảHiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,… Không những thếkỹ thuật trồng cây bưởi da xanhđơn giản nên mọi người có thể tự trồng và thu được hiệu quả tốt nhất.Chuẩn bịGiống: Chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.Nên trồng cây bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tầng sinh phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ. Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.Đất: Cải tạo địa hình tương đối bằng phẳng, hơi cao ở giữa để thoát nước nhanh.Cần phân tích chất đất để có chế độ bón phân phù hợp, cân đối.Nơi nào đất trũng, thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa thì đắp mô cao lên 20 - 30 cm so với mực nước mưa và triều cường.Nơi nào đất cao thì đào hố. Hố trồng đào tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Đào sâu quá gặp tầng sinh phèn, cây bưởi khó sống.Mỗi hố trồng rải 5 - 6 kg vôi bột, 2 bao phân chuồng đã hoai trộn thêm tro trấu, xơ dừa, rơm rạ mục và phủ lên một lớp đất mỏng trước khi trồng.Trồng và chăm sócMật độ: Mỗi ha trồng khoảng 500 - 600 cây. Cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.Thời điểm trồng: tốt nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời. Lặt bỏ tất cả trái non trong năm đầu, năm thứ hai có thể chừa mỗi cây 1 trái, năm thứ ba giữ trái vừa phải; số trái giữ lại, tăng dần vào những năm sau.Chăm sóc cây sau khi trồngThường xuyên giữ ẩm cho cây. Tưới phân bón lá Lay-O,Combi-5,komix…và bón định kỳ thường xuyên 1-2 lần/tháng. Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.Hướng dẫn tưới nước cho cây bưởiBưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.Hướng dẫn bón phân cho cây bưởiTrên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi.Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây.Cách ủ phân hữu cơ đơn giản:Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá.Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng.Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh.Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non.Tóm lại: Thường xuyên chăm sóc, bón phân sẽ cho quả căng mọng, sai quảBón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân, hạ, thu. Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm. Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% vôi 100%. Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón đạm, ka li,ZinC. Thời kỳ hạn chế dụng quả giúp quả lớn nhanh bón đạm, kali, boron. Thời kỳ trước thu hoạch 1 tháng bón kali,sungar.Hướng dẫn tạo tán và tỉa cành cho cây cho bưởia Tạo tán cho bưởiTạo tán cần tiến hành ngay từ năm tuổi thứ 2 của cây bưởi. Quan sát ở gần vị trí mắt ghép và chỉ chọn giữ lại ba mầm khỏe nhất, lớn nhất và thẳng mọc ra từ thân chính làm cành cấp 1, dùng que tre, nứa hoặc gỗ nhỏ ( không dùng cây kim loại) cắm xuống đất nhằm mục cố định cành ở góc 40 độ.Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), mỗi cành này chỉ để lại 2 cành cách thân chính 25cm. Cành này với cành mọc ra từ thân chính hợp với nhau thành một góc 35 độ. Từ các cành cấp 2 cây sẽ mọc thêm những cành mới (cành cấp 3) có thể để lại nhiều cành cấp 3 này, tuy nhiên những cành yếu và mọc quá dày nhau thì cần cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.b Tỉa cảnh cho bưởi Tỉa cảnh cho bưởi nhằm mục đích phát quang vườn, tạo thêm không gian cho bưởi phát triển. Ngoài ra nó giúp loại bỏ những lá bưởi già yếu, bị sâu bệnh để tránh sâu bệnh lây lan ảnh hưởng đến năng suất của cây.Sau khi thu hoạch quả cần cắt những cành đã có trái vụ trước, những cành sâu bệnh, những cành có thể không đậu quả, những cành đang chồng chéo lên nhau, những cành vượt nhằm hạn chế năng lượng dinh dưỡng tiêu hao để nuôi những cành này cũng như hạn chế được sâu bệnh hại.Phòng chống sâu bệnhSâu vẽ bùa: phá hoại mạnh ở thời kỳ cây còn nhỏ, chúng gây hại trên lá non, cành non, tạo vết thương cho cây, bệnh loét xâm nhập và phát triển, thời gian gây hại chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm. Phòng trừ: dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%. Sâu đục thân cành: dùng thuốc O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục. Phòng trừ: Vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.Bệnh thán thư: Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm sử dụng một trong các loại thuốc sau (phun khi bệnh mới chớm): Mancozeb 80WP, Daconil 75WP, Antracol 70WP,… Bệnh loét lá và bệnh sẹo: gây hại trên cành, lá, quả: dùng Boocdo. Bệnh chảy gôm: dùng Boocdo, Benlat , Alliette.Sâu đục thân, đục cành: Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân đục cành có trên cây Bưởi là thân, cành bị rỗng và thấy xuất hiện mủ vàng, đùn các mẩn gỗ li ti trên thân cây. Phòng trừ sâu đục thân, đục cành bằng cách phun thuốc trừ sâu vào lỗ cây bị đục đồng thời cắt bỏ cành bị sâu hại.Sâu đục thân làm cây yếu dần nếu không xử lý kịp thời cây sẽ chếtBọ xít, rệp, nhện đỏ, nhện trắng: Diệt bọ xít, rệp bằng cách phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây. Đối với nhện đỏ nhện trắng cần sử dụng các thuốc đặc trị nhện để phu cho cây.Bệnh thối gốc, chảy mủ cây. Biện pháp phòng để bệnh thối ốc và chảy mủ cây không sảy ra là: Tuyệt đối không để cây bị ngập nước trong thời gian dài, Dùng các loại thuốc đặc trị riêng mua ở cửa hàng thuốc Bảo Vệ Thực Vật…Kích thích ra hoa, đậu tráiBưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm. Do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây.Việc kích thích ra hoa cho cây bưởi được tiến hành sau khi thu hoạch từ 1-2 tháng. Với mỗi giống bưởi khác nhau thời gian kích thích ra hoa lại khác nhau. Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Hạn chế tưới nước cho cây, có thể tiến hành khoanh vỏ hoặc đốn rễ để hạn chế sự phát triển của cây. Khi thấy cây có hiện tượng héo và trút lá là đượcBước 2: Cắt bỏ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây.Bước 3: Khi cây bắt đầu ra hoa cần tưới nước liên tục trong vòng 2 ngày liềnBước 4: Khi Bưởi ra quả bằng chén trà nhỏ cần cung cấp thêm phân NPK. Mỗi cây bón khoảng 1kg/cây giúp quả nhanh lớn và không bị rụng.Thu hoạchNên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt.Bưởi da xanh dễ trồng, hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường ưa chuộng là loại cây trồng phù hợp với định hướng nông nghiệp ở nhiều nơi.KĨ THUẬT TRỒNG BƯỞI DIỄNTrồng bưởi Diễn không khó. Chỉ cần các bạn làm theo hướng dẫn của các kĩ sư Nông Nghiệp dưới đây.1. Kĩ thuật trồng bưởi diễn- Tiêu chuẩn chọn giốngCây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành.Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.2. Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn. Độ dốc của đất từ 3 - 200 (tốt nhất là 3 - 80 ). * Chuẩn bị đất trồngCông việc cụ thể bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...Phát quang và san ủi mặt bằngĐối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng.Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộCó thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi Diễn cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.Thiết kế vườn trồng+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp.Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức.Ở độ dốc 8 - 100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lôBố trí đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi.Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.Bố trí mật độ, khoảng cáchMật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi Diễn trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha). Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây.Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.Đào hố trồng và bón lót + Kích thước hố rộng 0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.+ Bón phân lót cho 1 hố: Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5).Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố.Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.3. Trồng cây (Kĩ thuật trồng bưởi diễn)* Thời vụ trồng và cách trồng- Trong điều kiện sinh thái miền bắc thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9). - Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2- 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10- 15 cm để tránh sâu bệnh trên cây bưởi diễn xâm nhập).* Chăm sóc sau khi trồng - Tưới nướcThường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn. Cắt tỉa tạo hình (Kĩ thuật trồng bưởi diễn)+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo các bước sau: Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1.Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 - 600 để khung tán đều và thoáng.Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấ p 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày. Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình. Hướng dẫn bón phân trong kĩ thuật trồng bưởi DiễnBón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali + Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôiThời vụ bón:Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30% kalicloruaLần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 - 5): 20% đạm urê + 30% kalicloruaLần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 - 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40% đạm urê, 40% kaliclorua.Cách bón:Bón phân hữu cơ:Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.Bón phân vô cơ:Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.4. Một số biện pháp chăm sóc bưởi Diễn * Biện pháp kích thích ra hoaKhoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ.Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 - 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 - 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa.Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.* Biện pháp tăng khả năng đậu quả+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 - 2 cm, phun Atonic, Mastrer - Grow, kích phát tố thiên nông 2 - 3 lần với nồng chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 - 15 ngày. 5. Một số loại sâu bênh thường gặp trên cây bưởi diễn- Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):- Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):- Nhện đỏ (Panonychus citri): - Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): - Rệp cam: - Rệp sáp (Planococcus citri):• Bệnh loét (Xanthomonas campestris)• Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)• Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):• Bệnh Greening6. Thu hoạch và bảo quản Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển xang mầu vàng; - Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa hoặc trời quá nóng. - Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.III. Mua giống bưởi ở đâu?Để có cây bưởi tốt, việc chọn mua giống là yếu tố hàng đầu.Bạn có thể liên hệ tại địa chỉ cuối bài viết này để có cây giống bưởi tốt.Chúc bạn thành công Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây bưởi đúng cách cho quả quanh năm - Mua giống bưởi ở đâu? Bưởi là cây ăn quả vừa là cây bóng mát. Hoa bưởi thơm, quả bưởi nhiều vitamin và dưỡng chất. Không chỉ vậy, lá Bưởi, vỏ bưởi, cùi Bưởi còn... Read more » April 20, 2022