👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký


Bài viết được sưu tầm từ các bác sĩ có chuyên môn  trên toàn quốc

Rối loạn đường ruột là gì?

Rối loạn đường ruột là tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột với biểu hiện như tiêu chảy, phân sống, đau bụng, … do ăn những thức ăn nhiễm khuẩn, không được vệ sinh sạch sẽ, dùng kháng sinh kéo dài. 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng ngay từ ban đầu sẽ là mấu chốt quyết định đến sự thành bại của việc điều trị.

Người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân sớm nhất có thể để hệ tiêu hóa hoạt động trở lại bình thường. Hiện nay, căn bệnh này trở nên rất phổ biến với nhiều đối tượng gây xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Liên quan

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em, trong đó hệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng. Thông thường, trong đường ruột của con người luôn có một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại.

Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì như vậy, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, bao gồm cả hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các thành phần độc hại, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Ngược lại, nếu tỷ lệ giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, thường gặp là lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn khi đó sẽ có dịp sinh sôi nảy nở, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột với những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em như đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đầy bụng và có biểu hiện sốt nhẹ. Trong một số trường hợp trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nghiêm trọng, không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải, dẫn đến kiệt sức và suy dinh dưỡng kéo dài.

Vậy, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh?



2. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hoạt động đường ruột

Một số nguyên nhân hay gặp của bệnh rối loạn đường ruột như:

Do chế độ ăn uống không khoa học, đúng cách: ví dụ như ăn nhiều đồ ăn dàu mỡ, cay nóng, ăn không đúng bữa, sử dụng thực phẩm không đạt vệ sinh, đồ ôi thiu, nấm mốc sẽ là yếu tố giúp vi khuẩn có hại dễ tấn công vào đường ruột gây ra loạn khuẩn ruột

Do sử dụng kháng sinh lâu dài và quá mức cũng gây nên loạn khuẩn ruột. Kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn. Vì thế, khi sử dụng kháng sinh liều cao, kéo dài sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng loạn khuẩn như tiêu chảy, đi ngoài phân sống, mùi tanh…

Sức đề kháng của cơ thể kém, đặc biệt là trẻ em sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, hô hấp gây ra rối loạn khuẩn ruột.

Stress kéo dài cũng gây nên rối loạn đường ruột: stress làm giảm lợi khuẩn và tăng vi khuẩn có hại, tăng xâm nhập vào cơ thể làm rối loạn, gây hại cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính khiến hệ miễn dịch suy giảm, hoặc người già cũng là yếu tố thúc đẩy rối loạn đường ruột.

 Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột thường bắt nguồn từ nguyên nhân sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi, ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột.Tình trạng suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng là điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ.

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý.

Tuy nhiên, tùy theo từng loại bệnh mà triệu chứng xuất hiện có khác nhau không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một hoặc hai triệu chứng cũng có thể gọi là rối loạn tiêu hóa.

Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên do chế độ ăn uống không vệ sinh, nhiều mỡ, nhiều chất tanh…

Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.

Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện.

Người mắc sỏi thận cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.         

Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, ngộ độc thực phẩm…

Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính…

Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buồn nôn, nôn).

Có nhiều thủ phạm gây bệnh rối loạn tiêu hóa, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

●Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia:

Khi cơ thể dung nạp quá nhiều bia rượu sẽ làm tiêu hụt lượng lớn men tiêu hóa dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, rượu bia cũng gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội chứng ruột kích thích.

●Ăn uống không hợp vệ sinh:

Việc sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới bệnh tiêu chảy, đau bụng, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

●Lạm dụng kháng sinh:

Đây là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. Khi sử dụng quá liều, chúng vô tình triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Do đó khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

●Nguyên nhân bệnh lý:

Rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng tất yếu của các bệnh như ợ nóng, viêm đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn.

●Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn:

Theo Giáo sư Mario Clerici, Chủ tịch ngành Miễn dịch học, ĐH Y khoa Milano (Italy) thì cơ thể con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Và lượng vi khuẩn trong cơ thể lớn hơn gấp 10 lần con số đó, bao gồm  lợi khuẩn và hại khuẩn.

Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, ở mỗi người bộ phần này chứa tới 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Khi mất đi sự cân bằng này, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa.

Đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa: Phụ nữ, người dưới 45 tuổi, người có cha mẹ mắc bệnh đường ruột, có vấn đề về thần kinh.

Việc nắm chắc được nguyên nhân gây bệnh đóng một vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể có thể loại bỏ sớm nguyên nhân đó để hệ tiêu hóa có thể hoạt động bình thường để tiêu hóa thức ăn bình thường trong cơ thể

3. Biểu hiện của rối loạn đường ruôt.

Rối loạn đường ruột hay còn gọi là loạn khuẩn ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên. Các vi sinh vật trong đường ruột sẽ trở nên có hại, tấn công cơ thể gây nên bệnh.

Bình thường lợi khuẩn (lactobacili, bacillus clausii …) đóng vai trò là vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp tiêu hóa những phần thức ăn mà dạ dày và ruột non không tiêu hóa được, giúp ta chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn khác, giúp bảo vệ toàn vẹn niêm mạc đường ruột, sản sinh vitamin B và K. 

Khi cơ thể bị mất cân bằng đường ruột do một nguyên nhân nào đó sẽ khiến cho vi khuẩn bình thường có lợi sẽ trở thành có hại và tấn công ở đường ruột của cơ thể gây nên bệnh.

Các biểu hiện thường gặp:

+ Tiêu chảy, phân sống, lỏng nát, không thành khuôn

+ Chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, sụt cân, khó chịu …

+ Có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ, đi ngoài nhiều lần, khô miệng, …

Khi gặp các biểu hiện trên đây, người bệnh cần xác định sớm được nguyên nhân gây bệnh để loại trừ nó ra khỏi cơ thể, lấy lại cân bằng đường ruột để hệ thống tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau, mỗi vấn đề sẽ có một triệu chứng riêng. Nhìn chung tình trạng này có biểu hiện phổ biến gồm:

●Rối loạn đại tiện: Người bị bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ gặp phải các triệu chứng đau bụng thành từng cơn, đại tiện không đều đặn khi tiêu chảy, khi táo bón.

●Đau bụng: Triệu chứng bệnh này thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên trái, một vài trường hợp có thể đau ở nhiều chỗ khác, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

●Đầy hơi khó tiêu: Bụng chướng, ợ hơi liên tục, trung tiện nhiều là triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa. 

●Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác gồm: Ợ chua, buồn nôn và nôn, miệng đắng hoặc hôi,...

4. Hậu quả và cách xử trí khi bị rối loạn đường ruột

Khi bị loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. 

Cụ thể như cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, bị mất nước và lâu dần sẽ có nguy cơ trụy mạch. 

Cơ thể sẽ trở nên gầy gò, dễ bị sụt cân

Chức năng tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa có cơ hội tấn công như viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng

Nguy hiểm nhất, nếu để rối loạn đường ruột kéo dài dễ gây nên bệnh ung thư đại tràng.

Khi người bệnh gặp tình trạng rối loạn đường ruột kể trên thì cần phải khắc phục tình trạng đó sớm nhất có thể. Một số biện pháp khắc phục:

Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:

+  Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ, uống đủ lượng nước

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chiên xào

+ Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, sữa chua, chuối tiêu, thịt gà …

+ Đảm bảo vệ sinh trong thức ăn, tránh làm ô nhiễm, bẩn

Sử dụng gói men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn hàng ngày, có tác dụng tiêu diệt, ức chế, đào thải hại khuẩn, lấy lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giải quyết chứng rối loạn đường ruột

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý: tránh stress, thức khuya, luôn tập luyện thể dục thể thao nhiều để nâng cao sức đề kháng và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Thường xuyên nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, tránh nắng nóng quá mức, có thể làm nặng hơn rối loạn đường ruột.

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Tình trạng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có từng mức độ khác nhau ở mỗi người, nên khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần đi khám bác sĩ.

Với trẻ em đang bú mẹ, đang ăn bổ sung (ăn dặm), đang uống sữa bò, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc các cháu mới đi nhà trẻ, mẫu giáo do chế độ ăn chưa phù hợp tốt nhất là nên đến bệnh viện nhi, khoa nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và tư vấn.

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đối với tính mạng.

Sai lầm trong điều trị rối loạn tiêu hóa thường gặp

Thông thường, khi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa người bệnh thường mắc phải một số sai lầm sau:

●Chủ quan với triệu chứng rối loạn tiêu hóa ban đầu

Đây là thói quen phổ biến của người Việt. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài hoặc táo bón, người bệnh thường không đi khám mà chỉ sử dụng các mẹo dân gian đơn thuần.

●Tự phán bệnh và mua thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa

Người bệnh không hiểu rối loạn tiêu hóa là gì. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, phân lúc lỏng, sống, nát, táo,... một số người lại nghĩ rằng mình bị bệnh dạ dày, đại tràng nên tự ý mua thuốc điều trị.

Khoa Nội tiêu hóa bệnh viện trung ương quân đội 108, đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đã từng tự mua thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa. Kết quả là bệnh không những không khỏi mà còn biến chứng nặng hơn.

●Không nắm rõ vai trò của lợi khuẩn

Sau mỗi lần mắc bệnh rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột khiến hệ tiêu hóa suy yếu dẫn tới tình trạng đau bụng, táo bón hoặc đi ngoài.

Như vậy, rối loạn đường ruột là tình trạng bệnh cấp tính có nhiều biểu hiện dữ dội, người bệnh không nên chủ quan và để bệnh kéo dài sẽ gây nguy hiểm nhiều đến cơ thể. Khi có dấu hiệu của bệnh thì người bệnh nên liên hệ với bác sĩ kịp thời để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh.

Có thế bạn quan tâm các kênh kiếm tiền


👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - bấm vào đây
👉Đầu tư tài chính - Sàn giao dịch => Bấm vào đây

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí

II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tửViệt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken;#1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 Post a Comment Blogger 0 Facebook

 

 
Mine Coin, Airdrops token, Clam token, Airdrops coin, Claim coin ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top
//