👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

 Suy gan là một bệnh lý khá nguy hiểm khi gan bị tổn thương hoặc không thực hiện được chức năng gan. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời.

Tình trạng suy gan cấp xảy ra khi gan bị tổn thương ở mức độ nặng nề với các triệu chứng bệnh lý não gan và chỉ số đông máu INR tăng cao, mặc dù trước đó bệnh nhân không bị mắc các bệnh lý về gan hay xơ gan. Biến chứng của suy gan cấp khá nghiêm trọng và nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Bài viết tổng hợp các cách giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lý về gan từ các chueyen gia đầu ngành. 

Suy gan là gì?

Liên quan

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Suy gan là tình trạng gan giảm khả năng thực hiện các chức năng bình thường của gan, xảy ra khi phần lớn tổ chức gan bị tổn thương và không có khả năng hoạt động. Đây thường là giai đoạn cuối của nhiều bệnh gan, xảy ra khi phần lớn cơ quan đã bị hư hại, không thể phục hồi. Nhưng cũng có thể suy gan cấp tính như trong ngộ độc thuốc….

Cụ thể, gan đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm loại bỏ chất độc hại, chống nhiễm trùng, sản xuất protein giúp đông máu và tạo ra mật phục vụ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu gan bị nhiễm virus hoặc hóa chất có thể dẫn đến tổn thương, gây suy gan, thậm chí về lâu dài sẽ ngưng hoạt động. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 – Viêm: Đây là giai đoạn đầu, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường nhưng không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt, người bệnh chưa cảm thấy khó chịu hay đau đớn.

Giai đoạn 2 – Xơ hóa: Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị sẽ để lại sẹo. Khi mô mô sẹo tích tụ trong gan, quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Ở giai đoạn này, gan vẫn có khả năng được chữa lành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời.

Giai đoạn 3 – Xơ gan: Mô sẹo cứng phát triển nhiều hơn, thay thế dần các mô khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu nhận thấy triệu chứng bất thường do hoạt động của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Giai đoạn 4 – Suy gan giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, ghép gan là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh, ngược lại nguy cơ tử vong sẽ rất cao do chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất. Lúc này, một loạt các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời bao gồm chảy máu trong, tích nước trong bụng, phù não, mất chức năng thận, các vấn đề về phổi…(1)

1. Các loại suy gan

Suy gan có 2 loại suy gan gồm:

- Suy gan cấp tính: Là tình trạng gan bị tổn thương một cách nhanh chóng và thường không kéo dài, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh thường không có triệu chứng và có thể xảy ra đột ngột. Nguyên nhân chính gây suy gan cấp tính là do ngộ độc nấm, uống nhiều acetaminophen hoặc uống thuốc quá liều.

- Suy gan mãn tính: Là tình trạng gan bị tổn thương trong thời gian dài, diễn ra chậm, có thể vài tháng hoặc vài năm mới có biểu hiện rõ ràng. Nguyên nhân chính gây suy gan mãn tính là do xơ gan và chủ yếu là do uống rượu thường xuyên trong thời gian dài.

2. Nguyên nhân gây bệnh suy gan

Suy gan gây ra bởi nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một vài nguyên chính gây bệnh thường gặp ở nhiều người, gồm:

- Viêm gan do vi rút: A, B, C, D…

- Quá liều Do thuốc paracetamol, halothane, thuốc kháng viêm không steroid.

- Bị ngộ độc nấm.

- Uống nhiều rượu bia

- Hút thuốc lá

- Thực phẩm chứa chất độc

Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến suy gan gấp

Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng suy gan cấp bao gồm:

Bệnh nhân uống quá liều Paracetamol: 

Tại Hoa Kỳ, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng suy gan cấp. Điều này là hệ quả của việc lạm dụng Paracetamol quá nhiều trong cùng một lúc hoặc uống nhiều Paracetamol trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn hoặc người thân uống Paracetamol quá liều, đừng đợi tới khi triệu chứng suy gan cấp xuất hiện mà hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện để nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Bên cạnh đó, những loại thuốc kê đơn gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid cũng có khả năng gây suy gan cấp nếu không được sử dụng đúng cách.

Mắc bệnh viêm gan và nhiễm các loại virus khác: Một số bệnh viêm gan A, B, C và các loại virus như herpes simplex, cytomegalo và Epstein-Barr cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới suy gan cấp.

Các loại thuốc bổ có chiết xuất từ thảo dược: Nếu uống quá nhiều không có sự chỉ định của bác sĩ thì những loại thuốc bổ có nguồn gốc từ thảo dược như ma hoàng, bạc hà hăng, cây kava, bán chỉ liên có thể khiến bệnh nhân bị suy gan cấp.  

Nhiễm độc: suy gan cấp tính có khả năng là hậu quả của việc ăn phải nấm độc Amanita phalloides hoang dã. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị nhiễm phải một loại hóa chất công nghiệp tên là Carbon tetrachloride có trong chất làm lạnh, dung môi cho vecni, sáp hoặc các vật liệu khác cũng có thể gặp tình trạng suy gan cấp tính. 

Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: các bệnh như gan nhiễm mỡ cấp tính trong thời gian thai kỳ, bệnh Wilson là bệnh lý hiếm gặp về chuyển hóa cũng là nguyên nhân của suy gan cấp. 

Bệnh lý tự miễn: suy gan còn có thể do bệnh nhân bị tình trạng viêm gan tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch quay sang tấn công chính các tế bào gan của cơ thể, khiến gan bị viêm và tổn thương.

Nhiễm trùng huyết: tình trạng sốc và nhiễm trùng huyết sẽ khiến cho lưu lượng máu cung cấp tới  gan bị suy giảm nghiêm trọng, dần dần tạo nên hiện tượng suy gan cấp.

Bệnh lý tĩnh mạch gan: ví dụ như hội chứng Budd - Chiari có thể làm tắc nghẽn tĩnh mạch gan dẫn tới suy gan cấp.

Ung thư: bao gồm ung thư nguyên phát tại gan và ung thư di căn từ cơ quan khác tới gan.

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh bị suy gan cấp mà không rõ nguyên do.

Căn nguyên của suy gan cấp tính

Nhìn chung các nguyên nhân phổ biến nhất suy gan cấp tính là

Virus, chủ yếu là viêm gan B

Thuốc và chất độc, phổ biến nhất là acetaminophen

Ở các nước đang phát triển, viêm gan virut thường được xem là nguyên nhân phổ biến nhất; ở các nước phát triển, độc chất thường được coi là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nói chung, căn nguyên virut thường gặp nhất là virut viêm gan B, thường đồng nhiễm viêm gan D; viêm gan C không phải là một nguyên nhân phổ biến. Các căn nguyên vi rút khác có thể gồm cytomegalovirus, Epstein-Barr virus, herpes simplex virus, virus herpes 6 của người, parvovirus B19, varicella-zoster virus, vi rút viêm gan A (hiếm gặp), vi rút viêm gan E (đặc biệt nếu bị co giật trong thai kỳ) và virut gây sốt xuất huyết (xem Tổng quan về Nhiễm trùng do Arbovirus, Arenavirus và Filovirus).

Độc chất phổ biến nhất là acetaminophen; độ ngộ độc liên quan với liều dùng. Các yếu tố tiên lượng của suy gan cấp do acetaminophen bao gồm bệnh gan đã mắc trước đó, nghiện rượu và sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng hệ thống enzym cytochrome P-450 (ví dụ thuốc chống co giật). Các chất độc khác bao gồm amoxicillin/clavulanate, halothane, hợp chất sắt, isoniazid, thuốc chống viêm không steroid NSAIDs, một số hợp chất trong các sản phẩm thảo dược và nấm Amanita phalloides (xem Tổn thương gan do thuốc). Một số phản ứng thuốc là không đồng nhất.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm

Rối loạn mạch máu

Rối loạn chuyển hóa

Viêm gan tự miễn

Các nguyên nhân mạch máu bao gồm huyết khối tĩnh mạch gan (Hội chứng Budd-Chiari), viêm gan do thiếu máu cục bộ, huyết khối tĩnh mạch cửa và hội chứng tắc nghẽn xoang gan (còn gọi là bệnh tắc tĩnh mạch gan), đôi khi gây ra do thuốc hoặc độc tố. Nguyên nhân chuyển hóa bao gồm gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ, Hội chứng HELLP (tan máu, tăng chỉ số xét nhiệm ở gan và giảm tiểu cầu), Hội chứng Reye, và Bệnh Wilson. Các nguyên nhân khác bao gồm viêm gan tự miễn, di căn gan, say nắng, và nhiễm khuẩn huyết. Nguyên nhân không thể xác định được chiếm 20% các trường hợp.

Nguyên nhân thường gặp nhất của suy gan cấp là thuốc và virus viêm gan. Các triệu chứng chính là vàng da, rối loạn đông máu, và bệnh não. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ, một số có thể ghép gan và/hoặc điều trị đặc hiệu (ví dụ: N-acetylcysteine đối với ngộ độc acetaminophen).

3. Triệu chứng bệnh suy gan

Triệu chứng của suy không có rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Ban đầu người bệnh có các triệu chứng: Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, giảm cân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ đi kèm các triệu chứng:

- Vàng mắt, vàng da: Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh về gan. Nguyên nhân là do khi bị suy gan, chức năng gan suy giảm dẫn tới sự tích tụ bilirubin trong máu và gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt.

- Bầm da hoặc chảy máu: Suy gan khiến gan không còn thải độc máu tốt và bạn sẽ gặp phải các vấn đề về đông máu bề mặt da. Đây là nguyên nhân gây nên các vết bầm trên da, thậm chí chảy máu.

- Chướng bụng, tích tụ dịch trong bụng: Gan nằm dưới sườn phải nên nó có thể khiến bạn bị đau nhói hoặc đau âm ỉ  khu vực sườn phải khi bị suy gan.

- Chân phù nề và tích tụ dịch

Phương pháp điều trị suy gan

Các biểu hiện ở người bị suy gan cấp 

Triệu chứng của suy gan cấp khá tương đồng với các bệnh về gan, được biểu hiện như sau:

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Ngứa da, vàng da vàng mắt.

Cảm thấy buồn nôn và nôn.

Bụng đau khu vực gan (¼ phía trên, ở bên phải của ổ bụng).

Lú lẫn, thậm chí hôn mê.

Thờ ơ, khó ngủ nhưng cũng có khi ngủ lịm.

Các triệu chứng và dấu hiệu của suy gan cấp tính

Các biểu hiện đặc trưng là thay đổi ý thức (thường trong bệnh cảnh của bệnh não gan), và vàng da. Các biểu hiện của bệnh gan mạn tính như cổ trướng chống lại sự nhạy bén của tình trạng này nhưng có thể xuất hiện trong suy gan bán cấp. Các triệu chứng khác có thể không đặc hiệu (ví dụ, mệt mỏi, chán ăn) hoặc là các biểu hiện của bệnh lý nguyên nhân. Hơi thở mùi gan (mùi hôi hoặc ngọt) và rối loạn chức năng vận động khá phổ biến. Nhịp tim nhanh, thở nhanh, và hạ huyết áp có thể xảy ra khi có hoặc không có nhiễm trùng huyết. Các dấu hiệu của phù não có thể bao gồm ngủ gà, hôn mê, nhịp tim chậm, và cao huyết áp. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đôi khi có các triệu chứng tại chỗ (ví dụ, ho, khó thở), nhưng những triệu chứng này có thể không có. Mặc dù INR kéo dài, chảy máu rất hiếm khi trừ khi bệnh nhân ở trong đông máu nội mạch rải rác (disseminated intravascular coagulation, DIC). Điều này là do các bệnh nhân bị suy gan cấp có sự phân bố lại các yếu tố thuận và chống đông, và nếu có, những bệnh nhân này thường tăng đông (1, 2).

Tài liệu tham khảo về các dấu hiệu và triệu chứng

1. Hugenholtz GC, Adelmeijer J, Meijers JC, et al: An unbalance between von Willebrand factor and ADAMTS13 in acute liver failure: Implications for hemostasis and clinical outcome. Hepatology 2013;58:752–761.

2. Lisman T, Bakhtiari K, Adelmeijer J, et al: Intact thrombin generation and decreased fibrinolytic capacity in patients with acute liver injury or acute liver failure. J Thromb Haemost10(7):1312–1319, 2012. doi: 10.1111/j.1538-7836.2012.04770.x.

4. Chẩn đoán suy gan cấp tính

PT kéo dài và/hoặc biểu hiện lâm sàng bệnh não ở bệnh nhân tăng bilirubin máu và tăng nồng độ aminotransferase

Xác định nguyên nhân:: Tiền sử sử dụng thuốc, tiếp xúc với độc tố, xét nghiệm huyết thanh học virus viêm gan, các markers tự miễn và các xét nghiệm khác dựa trên gợi ý lâm sàng

Suy gan cấp nên được nghi ngờ nếu bệnh nhân không có bệnh gan mạn tính hoặc xơ gan có khởi phát cấp tính vàng da và/hoặc tăng men gan đi kèm với rối loạn đông máu và thay đổi ý thức. Bệnh nhân đã biết bệnh gan mất bù cấp tính không được coi là bị suy gan cấp tính mà là suy gan cấp tính mạn tính, có sinh lý bệnh khác với suy gan cấp.

Các xét nghiệm để xác định và đánh giá mức độ nặng của suy gan bao gồm hoạt độ men gan, nồng độ bilirubin và PT. Suy gan cấp thường được coi như chẩn đoán xác định nếu có thay đổi ý thức hoặc PT kéo dài > 4 giây hoặc nếu INR > 1,5 trên những bệnh nhân có bằng chứng lâm sàng và/hoặc xét nghiệm về tổn thương gan cấp tính. Bằng chứng xơ gan gợi ý rằng suy gan là mạn tính.

Bệnh nhân suy gan cấp tính cần được đánh giá các biến chứng. Các xét nghiệm thường được thực hiện trong lần khám đầu tiên bao gồm tổng phân tích tế bào máu, điện giải máu (gồm canxi, phosphat, magie) chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu. Nếu xác định có suy gan cấp, cần phải có xét nghiệm khí máu, amylase và lipase, nhóm máu và các xét nghiệm này cũng cần được theo dõi. Amoniac máu đôi khi được khuyến cáo trong chẩn đoán hoặc đánh giá mức độ nặng của bệnh não. Nếu bệnh nhân có quá tải thể tích tuần hoàn và thở nhanh, cần nuôi cấy (máu, nước tiểu, dịch màng não) và chụp X-quang ngực để loại trừ nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân rối loạn tri giác hoặc suy giảm tri giác, đặc biệt là những người có rối loạn đông máu, nên làm CT sọ để loại trừ phù não hoặc hiếm khi hơn là xuất huyết nội sọ.

Để xác định nguyên nhân gây suy gan cấp, các bác sỹ lâm sàng cần phải hỏi tiền sử đầy đủ về các ngộ độc đường tiêu hóa, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các thực phẩm chức năng và các chất bổ sung chế độ ăn uống. Các xét nghiệm thường quy để xác định nguyên nhân bao gồm

Các xét nghiệm huyết thanh học viêm gan virut (ví dụ, kháng thể IgM kháng virut viêm gan A (IgM anti-HAV), kháng nguyên bề mặt viêm gan B [HBsAg], kháng thể IgM kháng kháng nguyên lõi của viêm gan B [IgM anti-HBcAg], kháng thể của virus viêm gan C [anti-HCV])

Các dấu ấn tự miễn (ví dụ, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng cơ trơn, nồng độ globulin miễn dịch)

Các xét nghiệm khác được thực hiện dựa trên những dấu hiệu và gợi ý lâm sàng, như sau:

Đi du lịch tới các nước đang phát triển: Các xét nghiệm viêm gan A, B, D, và E

Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ: Xét nghiệm thai

< 40 tuổi, thiếu máu tan máu và một mẫu cho thấy nồng độ phosphatase kiềm thấp với tỷ lệ phosphatase kiềm/bilirubin toàn phần < 4 và nồng độ aspartate aminotransferase (AST) lớn hơn nồng độ alanine aminotransferase (ALT), kèm theo tăng ALT và AST (mặc dù thường < 2000): kiểm tra nồng độ ceruloplasmin để xem có bệnh Wilson không

Nghi ngờ một rối loạn với cấu trúc bất thường (ví dụ, Hội chứng Budd-Chiari, thuyên tắc tĩnh mạch cửa, di căn gan): Siêu âm và đôi khi các chẩn đoán hình ảnh khác

Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ các biến chứng (ví dụ, những thay đổi nhỏ của các dấu hiệu sinh tồn tương thích với nhiễm trùng), và ngưỡng kiểm tra nên ở mức thấp. Ví dụ, bác sĩ lâm sàng không nên coi tình trạng giảm ý thức là do bệnh não; trong những trường hợp như vậy, phải chụp CT sọ và xét nghiệm đường huyết tại giường. Vì nguy cơ nhiễm trùng cao, Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) đề nghị xem xét việc cấy máu theo dõi 48 giờ một lần. Các xét nghiệm thường quy (ví dụ: PT hàng ngày, chất điện giải trong huyết thanh, xét nghiệm chức năng thận, lượng đường trong máu và khí máu) nên được lặp lại nhiều lần trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể cần phải được thường xuyên hơn (ví dụ, glucose máu mỗi 2 giờ ở bệnh nhân bị bệnh não nặng).

Phương pháp chẩn đoán suy gan

Hiện nay, tình trạng suy gan có thể được chẩn đoán chính xác thông qua một số phương pháp như sau:

Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm này giúp đo nồng độ Albumin, prothrombin và các enzym khác trong máu, từ đó xác định chính xác về tình trạng chức năng gan.(2)

Các xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ hoặc xét nghiệm viêm gan do virus, các tình trạng liên quan đến di truyền có thể gây tổn thương gan.

Các xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể siêu âm gan, hoặc đề nghị chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm để xem xét các vấn đề đang xảy ra trong gan, xác định nguyên nhân chính xác để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Sinh thiết gan: Trong những trường hợp cần thiết, với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô từ gan để xem xét tình trạng mô sẹo (nếu có), từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

5. Tiên lượng suy gan cấp tính

Tiên lượng có thể khó khăn. Các các yếu tố tiên lượng quan trọng bao gồm

Mức độ bệnh não: Xấu hơn khi bệnh não nặng

Tuổi bệnh nhân: Tiên lượng xấu hơn khi < 10 tuổi hoặc > 40 tuổi

PT: Xấu hơn khi PT kéo dài

Nguyên nhân của suy gan cấp tính: Ngộ độc acetaminophen, viêm gan A,hoặc viêm gan B tốt hơn so với phản ứng dị ứng thuốc hoặc bệnh Wilson

Các bảng điểm khác nhau (ví dụ tiêu chuẩn của King's College hoặc Acute Physiologic Assessment and Chronic Health Evaluation II [APACHE II]) có thể tiên lượng trên quần thể bệnh nhân nhưng không chính xác lắm đối với từng bệnh nhân.

6. Sinh lý bệnh của suy gan cấp tính

Trong suy gan cấp, suy đa tạng thường có căn nguyên và cơ chế không rõ ràng. Các hệ cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm

Gan: Tăng bilirubin máu hầu như luôn có biểu hiện lâm sàng. Mức độ tăng bilirubin máu là một yếu tố chỉ điểm về mức độ nặng của suy gan. Rối loạn đông máu do giảm tổng hợp các yếu tố đông máu. Hoại tử tế bào gan, được chỉ điểm bởi tăng các enzyme aminotransferase.

Tim mạch: Hạ huyết áp và trở kháng mạch ngoại biên, gây ra suy tuần hoàn có tăng nhịp tim và cung lượng tim.

Não: Hội chứng não cửa chủ xảy ra, có thể là thứ phát do tăng sản xuất amoniac từ các hợp chất nitơ trong ruột. Phù não là phổ biến ở những bệnh nhân bị bệnh não mức độ nặng thứ phát do suy gan cấp; thoát vị hồi hải mã có thể xảy ra và thường gây tử vong.

Bệnh thận: Vì những căn nguyên không rõ, tổn thương thận cấp tính xảy ra ở 50% bệnh nhân. Vì nồng độ urê máu (blood urea nitrogen, BUN) phụ thuộc vào chức năng tổng hợp của gan, nên nồng độ có thể thấp giả tạo; do đó, nồng độ creatinine là yếu tố chỉ điểm tốt hơn cho tổn thương thận. Như trong hội chứng gan thận, nồng độ natri niệu và sự bài tiết natri qua nước tiểu giảm ngay cả khi không sử dụng thuốc lợi tiểu và không có tổn thương ống thận (có thể xảy ra khi nguyên nhân là ngộ độc acetaminophen).

Miễn dịch học: Các khiếm khuyết hệ miễn dịch xuất hiện; bao gồm khiếm khuyết về thực bào, giảm bổ thể, và rối loạn chức năng bạch cầu và các tế bào diệt. Sự chuyển vị vi khuẩn từ đường tiêu hoá tăng lên. Nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu và nhiễm khuẩn huyết thường gặp; các mầm bệnh có thể là vi khuẩn, virut, hoặc nấm.

Chuyển hóa: Cả Kiềm hô hấpvà chuyển hóa có thể xảy ra sớm. Nếu có sốc, nhiễm toan chuyển hóa có thể rất cấp tính. Hạ kali máu khá phổ biến, một phần bởi vì hệ giao cảm giảm trương lực và sử dụng lợi tiểu. Có thể có giảm phosphat máu và giảm magie máu. Hạ đường huyết có thể xảy ra vì cạn kiệt glycogen ở gan, giảm tân tạo đường và giảm giáng hoá insulin.

Phổi: Phù phổi không do tim có thể gặp.

7. Biến chứng của suy gan cấp là gì?

Có nhiều cách để gọi tên hiện tượng suy gan cấp, ví dụ như viêm gan kịch phát, suy gan kịch phát, hoại tử gan cấp hay hoại tử gan kịch phát. Chỉ dựa trên tên gọi cũng đủ cho thấy mức độ nguy hiểm của suy gan cấp nghiêm trọng như thế nào, bởi nếu không được xử trí kịp thời, bệnh thường có tiên lượng rất xấu. Suy gan cấp để lại nhiều biến chứng nặng nề như bệnh não gan, rối loạn chuyển hóa, biến chứng phổi, suy thận, phù não và co giật,...:

Phù não: Do mất cân bằng điện giải và dịch thể dẫn đến tình trạng phù não làm gia tăng áp lực lên hộp sọ.

Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và hệ hô hấp.

Xuất huyết và biến chứng của xuất huyết: chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn quá trình sản xuất các yếu tố đông máu, từ đó làm rối loạn đông máu khiến hệ tiêu hóa dễ bị xuất huyết. Thông thường rất khó để kiểm soát biến chứng này. 

Suy thận: biến chứng suy thận xuất hiện ở 55% trong số các trường hợp suy gan cấp tính khi được chuyển tới chuyên khoa điều trị, thường bộc phát sau suy gan (hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng gan thận). Cũng có khi suy thận đồng thời xảy ra với suy gan do các tác nhân khác ảnh hưởng tới 2 cơ quan này (ví dụ như uống quá liều paracetamol).

Rối loạn chuyển hóa: hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm phosphat máu, hạ đường huyết (do cholesterol trong máu tăng và glycogen ở gan bị giảm).  

8. Hướng điều trị và phòng bệnh

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ một phần hay ghép gan.

- Cần đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình hình sức khỏe, đồng thời giúp phát hiện bệnh suy gan sớm. Nếu phải điều trị, cần điều trị đúng phác đồ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.

- Tiêm vacxin phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan B để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh về gan

- Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho gan, thực phẩm làm mát gan

- Hạn chế tối đa uống rượu bia, hút thuốc lá

- Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh hiệu quả.

- Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm gan cần đi khám và điều trị ngay.

Điều trị suy gan cấp tính

Các biện pháp hỗ trợ

N-Acetylcysteine đối với ngộ độc acetaminophen

Đôi khi cấy ghép gan

(Xem thêm hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Hoa Kỳ về Nghiên cứu Bệnh gan [AASLD] Xử trí Suy gan Cấp tính: Cập nhật năm 2011 và Hiệp hội Châu Âu về Nghiên cứu Hướng dẫn Thực hành về Gan về Quản lý Suy gan Cấp tính [Tối cấp].)

Ngay khi có thể, bệnh nhân cần được điều trị trong đơn vị hồi sức tích cực tại trung tâm có khả năng ghép gan. Bệnh nhân nên được vận chuyển càng sớm càng tốt bởi vì sự suy sụp có thể xảy ra nhanh chóng và nhiều biến chứng (ví dụ như chảy máu, sặc, sốc nặng hơn) sẽ dễ xuất hiện hơn khi suy gan tăng dần.

Liệu pháp chăm sóc tích cực là trọng tâm của điều trị. Cần tránh hoặc sử dụng ở liều thấp nhất có thể các loại thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng của suy gan cấp (ví dụ, hạ huyết áp, giảm đau).

Đối với tụt huyết áp và tổn thương thận cấp tính, mục tiêu của điều trị là tối ưu hóa sự tưới máu mô. Điều trị bao gồm truyền dịch tĩnh mạch thường dùng kháng sinh theo kinh nghiệm cho đến khi loại trừ nhiễm khuẩn huyết. Nếu tình trạng huyết áp thấp vẫn còn khi đã bù 20 mL/kg dịch tinh thể, bác sỹ nên cân nhắc đo áp lực mao mạch phổi bít để định hướng bù dịch. Nếu tình trạng huyết áp thấp vẫn tồn tại mặc dù đã bù đủ dịch, bác sĩ nên cân nhắc sử dụng các thuốc vận mạch (ví dụ: dopamine, epinephrine, norepinephrine).

Đối với bệnh não, đầu giường cao 30° để giảm nguy cơ sặc; cân nhắc đặt nội khí quản sớm. Khi chọn thuốc và liều thuốc, bác sỹ lâm sàng nên tối thiểu hóa thuốc an thần để có thể theo dõi mức độ nặng của bệnh não. Propofol là thuốc tiền mê thông thường cho đặt nội khí quản vì nó chống lại tăng áp lực nội sọ và có thời gian tác dụng ngắn, cho phép hồi tỉnh nhanh chóng. Không có bằng chứng cho thấy các phương pháp điều trị như lactulose hoặc rifaximin giúp làm giảm bớt bệnh não trong trường hợp suy gan cấp tính bệnh não gan. Ngoài ra, lactulose có thể gây ra tắc ruột và sản sinh ra khí làm căng ruột, có thể là vấn đề nếu cần phải mở bụng (ví dụ như ghép gan) (1). Các biện pháp được thực hiện để tránh tăng áp lực nội sọ (ICP) và tránh làm giảm áp lực tưới máu não:

Để tránh tăng đột ngột ICP: Tránh các yếu tố kích thích có thể kích hoạt cơ chế điều hòa Valsalva (ví dụ, lidocaine được cho trước khi hút nội khí quản để ngăn phản xạ hầu họng).

Để tạm thời làm giảm lưu lượng máu não: Có thể dùng mannitol (0,5 đến 1 g/kg, lặp lại một hoặc hai lần nếu cần) để lợi niệu thẩm thấu và có thể sử dụng thông khí tích cực ngắn, đặc biệt khi nghi ngờ thoát vị. (Tuy nhiên, chống chỉ định dùng mannitol khi có thương tổn thận cấp tính và phải kiểm tra độ thẩm thấu huyết thanh trước khi tiêm liều thứ hai.)

Theo dõi ICP: Vấn đề có hay không hoặc khi nào nguy cơ của theo dõi ICP (ví dụ, nhiễm trùng, chảy máu) lớn hơn lợi ích của việc có thể phát hiện sớm phù não và có thể sử dụng ICP để định hướng bù dịch và điều chỉnh huyết áp vẫn chưa rõ ràng; một số chuyên gia khuyên bạn nên theo dõi nếu bệnh não nặng. Tuy nhiên, không có dữ liệu cho thấy giám sát ICP ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong (2). Mục tiêu điều trị là ICP < 20 mm Hg và áp lực tưới máu não là > 50 mm Hg.

Động kinh được điều trị bằng phenytoin; tránh các benzodiazepine hoặc chỉ được sử dụng với liều lượng thấp vì chúng gây ra giảm tri giác.

Nhiễm trùng được điều trị bằng các thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc kháng nấm; bắt đầu điều trị ngay khi bệnh nhân có bất cứ biểu hiện nào của nhiễm trùng (ví dụ: sốt, dấu hiệu tại chỗ, suy tuần hoàn, tình trạng ý thức, hoặc chức năng thận). Vì những dấu hiệu nhiễm trùng chồng lấp với các dấu hiệu của suy gan cấp, nhiễm trùng có thể sẽ được điều trị quá mức trong khi chờ kết quả nuôi cấy.

Rối loạn điện giải có thể cần bổ sung natri, kali, phosphate hoặc magiê.

Hạ đường huyết được điều trị bằng truyền glucose liên tục (ví dụ 10% dextrose), và cần theo dõi đường máu thường xuyên vì bệnh não có thể che dấu các triệu chứng hạ đường huyết.

Rối loạn đông máu được điều trị bằng huyết tương tươi đông lạnh nếu có xuất huyết, nếu có thủ thuật xâm lấn, hoặc rối loạn đông máu nặng (ví dụ: tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế [INR] > 7). Các trường hợp khác không dùng huyết tương đông lạnh bởi vì nó có thể dẫn đến tình trạng quá tải thể tích và làm nặng thêm tình trạng phù não. Ngoài ra, khi sử dụng huyết tương tươi đông lạnh, bác sĩ lâm sàng không thể theo dõi những thay đổi trong PT, điều này rất quan trọng vì PT là chỉ số đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy gan cấp và do đó đôi khi là tiêu chí để cấy ghép. Yếu tố VII tái tổ hợp đôi khi được sử dụng thay thế hoặc cùng với huyết tương tươi đông lạnh ở bệnh nhân bị quá tải thể tích. Vai trò của nó đang tiến triển. Thuốc chẹn H2 có thể giúp ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa.

Hỗ trợ dinh dưỡng là cần thiết nếu bệnh nhân không ăn được. Không cần thiết hạn chế protein; khuyến cáo ở mức 60 g/ngày.

Ngộ độc acetaminophen cấp tính được xử lý bằng N-acetylcysteine. Vì ngộ độc acetaminophen mạn tính khó chẩn đoán, sử dụng N-acetylcystein nên được cân nhắc nếu không có bằng chứng của các nguyên nhân khác gây suy gan cấp. Liệu rằng Nacetylcysteine có tác dụng có lợi trên bệnh nhân suy gan cấp do các bệnh lý khác hay không đang được nghiên cứu.

Ghép gan tỷ lệ sống thêm 1 năm trung bình khoảng 80%. Vì vậy, khuyến cáo ghép gan nếu tiên lượng khi không ghép gan là xấu hơn. Tuy nhiên, rất khó tiên lượng và các bảng điểm, chẳng hạn như King's College criteria và điểm APACHE II (Acute Physiologic Assessment and Chronic Health Evaluation II), không đủ nhạy và đặc hiệu để được sử dụng đơn độc làm tiêu chuẩn cho ghép gan; do đó, chúng được sử dụng thêm vào cùng với quyết định trên lâm sàng (ví dụ, dựa trên các yếu tố nguy cơ).

Thông tin thêm về suy gan cấp có thể được tìm thấy trong Hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu về Gan của Châu Âu (EASL).

Tài liệu tham khảo về điều trị

1. European Association for the Study of the Liver: EASL Clinical practical guidelines on the management of acute (fulminant) liver failure. J Hepatology 66:1047−1081, 2017.

2. Karvellas CJ, Fix OK, Battenhouse H, et al: Outcomes and complications of intracranial pressure monitoring in acute liver failure: A retrospective cohort study. Crit Care Med 42:1157–1167, 2014. doi: 10.1097/CCM.0000000000000144.

Điều trị suy gan

Tùy vào từng giai đoạn suy gan cũng như nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

1. Thuốc

Acetylcysteine là thuốc đẩy lùi ngộ độc cho gan, được sử dụng trong trường hợp bệnh xuất phát từ việc dùng quá liều Acetaminophen. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng tương tự với người bị suy gan do nhiễm chất độc khác. Điều trị các thuốc đặc hiệu đối viêm gan virus B, C. Điều trị các nguyên nhân khác gây suy gan.

2. Ghép gan

Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng, không còn có khả năng hoạt động để duy trì sự sống, ghép gan là phương pháp cuối cùng cần thực hiện. Trong quá trình này, gan bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Sau cấy ghép, hầu hết người bệnh đều có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp chăm sóc y tế suốt đời là bắt buộc để đảm bảo cơ quan luôn hoạt động hiệu quả.(5)

9. Các cách để bảo vệ sức khỏe của lá gan 

Nhằm ngăn ngừa các bệnh lý làm tổn hại tới gan và đặc biệt là các biến chứng của suy gan cấp, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:

Uống thuốc tuân theo hướng dẫn và chỉ định của y bác sĩ: khi uống paracetamol hoặc bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần kiểm tra kỹ liều lượng khuyến cáo được ghi trên bao bì sản phẩm, không được dùng quá liều cho phép. Nếu bị mắc bệnh lý về gan thì trước khi sử dụng paracetamol, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cung cấp thông tin về các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ biết: bao gồm cả những thuốc có nguồn gốc từ thảo dược hay các thuốc không kê đơn cũng cần phải thông báo với bác sĩ. Bởi vì những thuốc này có thể tương tác với thuốc mà bạn sẽ dùng để điều trị bệnh.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ: nên thực hiện tiêm vacxin viêm gan A, B khi bạn có tiền sử, nguy cơ hoặc đang mắc viêm gan mạn tính.

Tránh thực hiện các hành vi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về gan: 

Không uống rượu bia và đồ uống có cồn.

Không sử dụng chung kim tiêm và đồ dùng cá nhân.

Khi quan hệ tình dục luôn dùng bao cao su an toàn.

Tránh xa khói thuốc lá.

Nếu muốn xăm hình hoặc xỏ khuyên trên cơ thể, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng độ an toàn và vệ sinh sạch sẽ của cơ sở bạn lựa chọn để thực hiện.

Thận trọng khi tiếp xúc với các hóa chất: thực hiện các biện pháp bảo hộ cơ thể như đeo khẩu trang, kính chắn, quần áo, mũ, găng tay, giày bảo hộ khi sử dụng thuốc trừ sâu, bình xịt vệ sinh, sơn, thuốc diệt nấm và các hóa chất độc hại khác. 

Duy trì vóc dáng và chỉ số cân nặng một cách cân đối, khỏe mạnh: bệnh thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh này dễ tiến triển thành xơ gan và viêm gan.

Cách phòng ngừa suy gan

Cách phòng ngừa suy gan hiệu quả là tập trung ngăn chặn các nguyên nhân cơ bản. Một số giải pháp hữu ích có thể kể đến như:

Theo dõi và điều trị viêm gan virus B khi có chỉ định.

Ngăn ngừa nhiễm viêm gan virus C: Việc ngăn ngừa viêm gan C hiệu quả cũng là cách để hạn chế nguy cơ suy gan. Một số giải pháp cơ bản gồm: quan hệ tình dục an toàn, tránh dùng chung kim tiêm, dụng cụ xăm mình… Trong trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan virus C, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan.

Ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Đây là giải pháp để điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì… hạn chế tối đa tình trạng suy gan.

Sử dụng thuốc điều trị, thực phẩm chức năng cho gan theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng để hạn chế các vấn đề không mong muốn, đặc biệt là tình trạng suy gan cấp tính.

Xây dựng chế độ ăn có lợi cho gan, gồm các thực phẩm sau: yến mạch, trà xanh, tỏi, các loại quả mọng, bưởi, cà phê…

Xây dựng thói quen tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh cho gan và sức khỏe tổng thể.

Hạn chế uống rượu bia: Mặc dù rượu bia ở mức độ vừa phải không có khả năng dẫn đến suy gan nhưng bác sĩ khuyên nên tránh hoàn toàn những chất kích thích này, đặc biệt là người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến gan.

Có thế bạn quan tâm các kênh kiếm tiền




👉Tay không bắt giặc - Làm giàu không khó - bấm vào đây
👉Đầu tư tài chính - Sàn giao dịch => Bấm vào đây

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí

II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tửViệt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken;#1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 Post a Comment Blogger 0 Facebook

 

 
Mine Coin, Airdrops token, Clam token, Airdrops coin, Claim coin ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top
//